Nỗi buồn cùng Văn học Việt

♫♪ Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của Mẹ để lại cho con,
Gia tài của Mẹ là nước Việt buồn
... ♫♪

Những ca từ và âm điệu buồn da diết của TCS còn réo rắc hằng ngày trên quê hương.
Việt Nam còn "nội chiến" ư? Nhảm nhí! Bây giờ làm gì còn nghe tiếng súng?
Có những cuộc chiến không thấy bom rơi đạn nổ, nhưng âm ỉ qua năm tháng làm hao mòn sinh lực của cả một dân tộc.
Tôi muốn nói đến cuộc đối đầu bất bạo động giữa chính quyền và tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức Việt Nam đương đại.
Đây là sự thật, tuy đau lòng, nhưng không thể không nói ra.

Tưởng cũng nên nhắc lại vụ Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) hơn nửa thế kỷ qua. Tháng 2/2007, khi quyết định trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho 4 nhà văn trụ cột của NVGP, những người đương quyền có cảm xúc thế nào về nỗi oan khiên họ đã gánh chịu suốt 50 năm qua? Khi nhận giải thì 2 người đã về cõi vĩnh hằng! Quá khứ không thể bị lãng quên khi hiện tại vẫn cứ sa vào vết lầy xưa cũ. Những tư tưởng cách tân, tiến bộ luôn bị gắn mác "phản động", "thù địch", "diễn biến hòa bình"... thì xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng nào?

Trong con mắt của nhà cầm quyền hiện nay, họ là những tên "phản động", hoặc sống lưu vong hoặc đang ở ngay tại Việt Nam. Thử đọc và suy ngẫm, xem họ là ai?

Nhà văn Dương Thu Hương từng cắn máu tay viết đơn xin vào tuyến lửa Quảng Bình chiến đầu suốt 8 năm từ 1967-1975. Đến ngày chiến thắng thì ngồi bệt ngay giữa đường phố Sài gòn mà khóc tức tưởi, khi đã nhìn ra sự thật, khi tuổi thanh xuân của mình đã trót tin và vun đắp cho cái thiên đường mù. Các tác phẩm nổi tiếng như Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù… như một lời cảnh tỉnh và phê phán những mặt tối của chế độ. Bộ trưởng Văn hóa Pháp, ông Jacques Toubon, đã trao tặng cho bà giải Chevalier des Arts et des Lettres Văn hóa Nghệ thuật năm 1994. Từ năm 2006, bà sống và sáng tác ở Pháp. Năm 2008, bốn tác phẩm Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù, Tiểu thuyết vô đềChốn vắng được đưa vào bộ sách Bouquins ở Pháp. Năm 2009, tiểu thuyết mới nhất Đỉnh cao chói lọi nói về cuộc đời của ông Hồ Chí Minh (trong nhân vật ông Chủ tịch), được chuyển Pháp ngữ và xuất bản với tựa đề Au Zénith.

Cựu đại tá QĐND Việt Nam, từng làm Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, Tổng Biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật, sống tỵ nạn tại Pháp từ năm 1990. Tại đây, ông đã viết hai tác phẩm Hoa xuyên tuyếtMặt thật. Hiện tại, ông vẫn thường xuyên viết bài về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam, đăng trên các báo hải ngoại.

Vũ Thư Hiên với cuốn Đêm giữa ban ngày, là một trong những chứng nhân quan trọng nhất của vụ án xét lại chống đảng hơn 50 năm trước.

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, sau hơn 9 tháng bị giam cầm vẫn không suy giảm mức độ bày tỏ chính kiến. Mới đây đã công bố 4 điều bí mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hiện tượng các nhà văn, nhà báo, đảng viên lão thành... viết hồi ký về cuộc sống họ đã trải qua, phần nhiều là ở góc độ của những người trong cuộc. Ở vị trí bên này chiến truyến, trong hàng ngũ của đảng Cộng sản Việt Nam, tác phẩm của họ được đánh giá cao về tính khách quan và xác thực:

Nhật ký Rồng Rắn của Trung tướng Trần Độ
Hồi ức và suy nghĩ của Ngoại trưởng Trần Quang Cơ
Hồi ký của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
Tùy bút chính trị Đi tìm cái tôi đã mất của Nhà văn Nguyễn Khải
Hồi ký Bão lòng của Gia Nguyễn

Đạo diễn Song Chi đã từng được khán giả mến mộ trong bộ phim truyền hình Nữ bác sĩ, chỉ vì viết blog và tham gia biểu tình phản đối quân xâm lược, đã bị mất hợp đồng làm phim:
Đạo diễn Song Chi mất hợp đồng làm phim vì biểu tình chống Trung Quốc

Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang phải bao phen chịu cảnh khám nhà, sách nhiễu vì thẳng thắn bày tỏ chính kiến.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng phải vô tù vì kêu gọi đa nguyên, đa đảng.
...

Gần đây nhất là vụ kê biên tài sản có nhiều khúc mắc tại văn phòng Luật sư Pháp quyền. Mọi người đều biết đây là nơi đứng ra bảo vệ công lý cho những người dám nói nên chính kiến, nhất là vụ án của các giáo dân Thái Hà.

Và, bất bình phẫn uất đang tràn ngập khắp các trang blog, forum... hiện nay là chuyện NXB Văn học vừa xuất bản cuốn Ma chiến hữu dịch từ tiếng tàu, có ý ca ngợi công trạng các "anh hùng" đã ngã xuống trong công cuộc "dạy cho Việt Nam 1 bài học" năm 1979! Trước đó, nhà nước đã kỷ luật NXB Đà Nẵng và cấm lưu hành cuốn Rồng Đá, vì có nói về chuyện "nhạy cảm" hồi tháng 2/1979 !!!

Văn học Việt Nam bao giờ sẽ được cởi trói, văn nghệ sỹ Việt Nam khi nào hết ở vào thế đối đầu với nhà nước?

------------------------------------------
Download:
- Tuyển tập Dương Thu Hương
- Đỉnh cao chói lọi (DTH)
- Hoa Xuyên Tuyết (Bùi Tín)
- Đêm giữa ban ngày (Vũ Thư Hiên)
- Nhật ký Rồng Rắn (Trần Độ)
- Hồi ức và suy nghĩ (Trần Quang Cơ)
- Hồi ký của GS Nguyễn Đăng Mạnh
- Tùy bút chính trị Đi tìm cái tôi đã mất của Nhà văn Nguyễn Khải
- Hồi ký Bão lòng (Gia Nguyễn)

.

◄◄ Home

2 comments:

Anonymous said...

Chao anh/Chi.
Minh co vao doc blog cua anh chi viet.
Anh chi co the chi minh lam cach nao de Post bai bang Tua de va loi mao-de nhu cua anh chi khong?
Minh thay lam kieu nay rat hay.
Minh khong biet cach lam vay anh chi co the chi giup minh duoc khong?
Chan thanh cam on anh chi nhieu.

Sea Free said...

Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog,
Bạn gõ:
"Đọc tiếp" blogspot
vào google.com để tìm nhé!
Chúc bạn thành công!

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!