Nỗi niềm Bauxite

Quặng bauxite (bô-xít) ở Việt Nam gồm 2 nhóm chính:

* Bô-xít có nguồn gốc trầm tích (một số bị biến chất) tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An.

* Bô-xít nguồn gốc phong hoá laterite từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi.

Tây Nguyên được xem là vùng có trữ lượng bô-xít lớn nhất Việt Nam. Theo tài liệu cũ của Liên Xô để lại, Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít khoảng 8 tỉ tấn.

Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.

Hiện nay, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cũng đã thăm dò, đầu tư một số công trình khai thác bô-xít, luyện alumin tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học và dân cư bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hoá, xã hội Tây Nguyên và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa.

Những ý kiến và luận cứ khoa học:

1. Thư của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

". . .
Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định..."
(Xem toàn văn bức thư ở đây)

2. Vài suy nghĩ về phát triển bô xít ở Việt Nam

Theo Cục Mỏ và Địa chất Mỹ, trên thế giới hiện có trên 43,3 tỷ tấn bô xít nguyên khai và khoảng 15-20 tỷ tấn chưa phát hiện được. 50 nước trên thế giới có tài nguyên bô-xít, khoảng 211 tụ khoáng bô-xít có trữ lượng trên 1 triệu tấn. Tới nay, trữ lượng bô xít toàn thế giới đã thẩm định và có thể khai thác được ước tính là 30 tỷ tấn, trong đó Australia chiếm 23,7%; Guinea 19,5%, Brazil 14,4%. 1/3 trữ lượng bô xít này thuộc về các mỏ đang được khai thác, 2/3 thuộc về các tụ khoáng đang trong quá trình thăm dò, hoặc nghiên cứu khả thi đã được hoàn thành. Với trữ lượng như trên và tốc độ khai thác như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, trữ lượng bô xít này đủ cung cấp cho ngành công nghiệp nhôm trong 170 năm nữa.

. . .

Việt Nam có đủ điều kiện để sản xuất nhôm?

Alumina chủ yếu để sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân.

Điện phân nhôm tiêu tốn một lượng điện rất lớn, chi phí cho điện đã chiếm 25% giá thành; để làm chảy 1 tấn nhôm cần khoảng 13,5-18,5 MWh để tách nhôm ra khỏi oxigen trong alumina; Tại nhà máy điện phân nhôm Moral của BHP ở Mozambic mức tiêu thụ thấp nhất là 13.500 kWh/tấn nhôm. Cao nhất là 16.292 kWh/tấn nhôm ở nhà máy Bratsk của Nga. Vì vậy, sản xuất nhôm chỉ đem lại hiệu quả khi giá điện thấp hơn 3 US cents/kWh.

Để có được giá điện thấp như vậy, các công ty điện phân nhôm thường có nhà máy điện riêng, hầu hết là thuỷ điện như Alcoa có tới 11 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất 4.156 MW, Alcoa tự sản xuất được 25 % lượng điện cho sản xuất, còn lại mua theo hợp đồng dài hạn.

Giá điện ở Việt Nam hiện nay rất cao (trung bình 5,6 US cents/kWh), hàng năm xây dựng thêm khoảng 1.000 MW nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Theo dự báo của các chuyên gia, từ năm 2017, nước ta sẽ thiếu điện sau khi đã khai thác hết các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện. Vì vậy chúng ta đang xem xét phương án xây dựng nhà máy điện nguyên tử trước năm 2017-2020.

Với thực tế như vậy, để có được một dự án mang lại hiệu quả kinh tế và sản phẩm có sức cạnh tranh, chúng ta khó có thể thực hiện Dự án điện phân nhôm trước năm 2020.
(Xem toàn bộ bài viết tại đây)

3. Khai thác bô-xít Tây Nguyên và bài toán về sự đánh đổi

Không thể vì muốn giảm suất đầu tư khai thác bô-xít, mà khi xây dựng một loạt các dự án lớn, đơn vị khai thác lại bất chấp các nguy cơ rõ ràng về môi trường, kinh tế, văn hoá xã hội. Cách làm hiện nay của TKV không chỉ làm các nhà khoa học bức xúc, mà khó có thể nhận được sự đồng thuận của người dân, dù họ đang sống nghèo trên vùng mỏ bô-xít.

Theo tính toán của tỉnh Đắc Nông, kế hoạch khai thác bô-xít ở tỉnh này sẽ tác động trực tiếp đến hơn 150.000 người dân. Ngoài cam kết ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam chưa tính hết những tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các cư dân bản địa. Các nhà nghiên cứu bức xúc, người dân lo lắng: không chỉ huỷ hoại môi trường, đại dự án bô-xít còn xoá sổ một nền văn hoá cao nguyên M"Nông huyền thoại, đẩy người dân vào cảnh không có đất sản xuất.

Cùng với việc mất rừng, văn hoá M"Nông đã bị mai một nhanh chóng.
Ảnh: VOVnews.vn

. . .

(Xem toàn bộ bài viết tại đây)

4. Bôxít - Sức ép của Trung Quốc và trách nhiệm của Tổng bí thư:
. . .

Suối Tịnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) trong xanh nay trở thành suối máu.
. . .

(Xem toàn bộ bài viết tại đây)

5. Khai thác bô-xít trên Tây Nguyên - Những vấn đề đã được cảnh báo

TPO - Trong 2 ngày, 22 và 23/10, hội thảo khoa học «Tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bô xít, sản xuất alumin và luyện nhôm đến kinh tế - văn hóa- xã hội- môi trường ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ» đã được tổ chức.

. . .

Chỉ khai thác, sơ chế và … xuất thô !

Quy trình khai thác, chế biến bô xít với nhiều công đoạn phức tạp có thể mô tả sơ lược như sau: San gạt mặt bằng, đào bốc quặng đưa về nhà máy, tuyển rửa, trung hòa axít, cho ra quặng Alumin để xuất khẩu hoặc tiếp tục điện phân tại nhà máy luyện nhôm để sản xuất ra nhôm kim loại, hợp kim nhôm.

Công đoạn giá trị gia tăng đáng kể nhất của công nghiệp chế tạo nhôm là từ khâu luyện nhôm trở đi thì Việt Nam chưa làm được vì ...thiếu điện.

Theo tiến sĩ Phạm Quang Tú – Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển: giá trị của alumin chỉ bằng khoảng 11-14% giá trị nhôm kim loại. Việt Nam chừng nào chưa giải quyết triệt để được tình trạng thiếu điện thì chưa thể điện phân nhôm, vì mỗi tấn nhôm sản xuất theo công nghệ Bayer tiêu hao tới 14.000 KWh điện.

Dù dự án đã triển khai nhưng con số lỗ lãi bao nhiêu trên mỗi tấn alumin xuất khẩu chưa tính đếm được. Hầu hết các nhà máy chế biến alumin trên thế giới hiện nay đều đặt gần cảng biển nhằm giảm giá thành vận chuyển. Còn khoảng cách từ nơi đang xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ ( Đắk Nông) xuống cảng biển gần nhất là Thị Vải ( Vũng Tàu) cách đến 270 km.

Các phương án xây dựng cảng biển, đường sắt, đường ống chuyển quặng, kể cả phải tính tới việc xây dựng riêng những công trình thủy điện hay nhiệt điện phục vụ công nghiệp bô xít đã đưa ra đều dẫn đến những mức đầu tư hàng tỉ USD.

Giá alumin mua bán trên thị trường thế giới hiện đang sụt giảm mạnh vì cung vượt quá cầu, đang dao động quanh mức 300 USD/tấn. Vậy mà trong Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy Alumin Nhân Cơ do Viện Nghiên cứu Cơ khí- NARIME tính toán, suất đầu tư trung bình cho mỗi tấn là 684,4 USD;

Còn tại hội thảo ngày 23/10, kỹ sư Nguyễn Thanh Liêm trưởng Ban Nhôm của tập đoàn Than- Khoáng sản VN cho biết suất đầu tư trung bình cho mỗi tấn quặng alumin đang trượt lên trong khoảng 800 đến 1000 USD/ tấn…
(Xem toàn bộ bài viết tại đây)

6. Truyền thông nước ngoài:

RFA: Vụ bô-xít: Ai đã quyết, và Ai sẽ phủ quyết?
RFI: Thủ tướng quyết định vẫn thực hiện dự án khai thác bô-xit ở Tây Nguyên
DCV: Tây Nguyên Hán hóa
SBS: Audio A; Audio B; Audio C

.
◄◄ Home

0 comments:

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!