Việt Nam cố lên !

Hôm nay lại Thứ Sáu ngày 13. Quái thế, năm nay có đến 2 ngày xui xẻo liên tiếp. Có gì lạ đâu, tháng trước chỉ có 28 ngày (bội số của 7) nên tháng sau sẽ có thứ và ngày lặp lại y hệt thôi.
Thứ Sáu ngày 13 tháng này mong rằng ra đường không ai gặp xui xẻo gì. Lên mạng lại thấy chuyện sập cầu đang xây, chuyện Biển Đông đang sôi sục sóng ngầm, chuyện Tây Nguyên trăn trở cùng bauxite... và chuyện thứ hạng Việt Nam trong bảng xếp hạng tự do toàn cầu.
Cho em xin mấy cái lý sự cùn rằng, mỗi nước đều có chuẩn mực tự do, dân chủ, nhân quyền khác biệt nhau. Chuyện ấy chỉ đúng hồi mấy chục năm trước, khi Việt Nam còn đóng cửa, cấm chợ ngăn sông. Bây giờ đã gia nhập WTO, giao thương quốc tế, người Việt Nam sinh sống và làm việc khắp nơi trên Địa cầu này. Vì lẽ đó, cứ nhắm mắt bưng tai trước phê phán của cộng đồng quốc tế có phải là điều lố bịch quá chăng?
Thử nghe họ đánh giá về mình một chút, nghe và ngẫm nghĩ chứ đừng nên giãy nãy như đến hẹn lại lên: "cực lực phản đối, quyết liệt bác bỏ"...

Trước tiên, là xếp hạng của Tổ chức Dân chủ và Tự do quốc tế Freedom House.
Trong suốt 36 năm qua (từ 1973) tổ chức này đã thực hiện việc xếp hạng từng quốc gia về mức độ các quyền tự do mà người dân được hưởng. Cụ thể năm nay 2009 chia thành 4 nhóm chính như sau:

1. Thực sự có tự do: Gồm 89 quốc gia, chiếm 47% trên tổng số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2. Có tự do chút ít: Gồm 62 nước chiếm 32%
3. Không có tự do: Có 25 nước bao gồm cả Việt Nam, chiếm 13%
4. Tồi tệ nhất: Gồm 17 nước chiếm 8%

Kế đến, ngày 12/3 vừa qua là ngày Thế giới chống kiểm duyệt Không gian ảo (World Day against Cyber Censorship). Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đã công bố danh sách 12 quốc gia bị xem là có hành vi đàn áp cư dân mạng bao gồm: Miến điện, Trung quốc, Cuba, Ai cập, Iran, Bắc Hàn, Ả rập Xê út, Syria, Tunisia, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.

Theo 2 chỉ số căn bản, Việt Nam được đánh giá như sau:
DAI* : 0.31
Tình trạng : Rất nghiêm trọng**

[*] DAI (Digital Access Index): Chỉ số biểu thị khả năng truy cập số, được cung cấp bởi Hiệp hội Truyền thông Quốc tế dùng để đo lường khả năng truy cập của các cư dân mạng đến các nguồn thông tin và truyền thông. Phạm vi biểu diễn từ 0 (hoàn toàn không truy cập được) đến 1 (tự do hoàn toàn). Việt Nam có DAI = 0.31
[**] Đánh giá hiện trạng truy cập thông tin theo 4 cấp độ:

  • Good (Tốt)
  • Middling (Trung bình)
  • Difficult (Khó khăn)
  • Serious (Rất nghiêm trọng)

--------------------------
Nguồn:
- http://freedomhouse.org
- http://www.rsf.org

.
◄◄ Home

2 comments:

Anonymous said...

Chào Anh Hải,

Các chỉ số và xếp hạng tồi tệ kiểu này chỉ chứng tỏ một sự thật: Dân Việt Nam tiếp tục bị đàn áp, sách nhiễu và bị nhà nước cộng sản tiếp tục xem như cỏ rác. Họ không biết xấu hỗ gì đâu vì trước khi nhậm các chức vụ lãnh đạo, các ngài đã được đưa vô phòng giải phẫu và cắt tất cả thần kinh ngượng đi rồi. Bán nước mà còn dám làm thì thử hỏi còn chuyện gì mà họ từ.

Năm sau kết quả điều nghiên của RSF, Freedonhouse, AI, HR-Watch, … cũng sẽ không thay đổi. Những năm sau 2011, 2012, 2015, … cũng sẽ không đổi. Họ đã leo lên lưng cọp, leo xuống sợ làm mồi cho cọp. Thay đổi nếu có, là do dân trong nước mang đến với sự giúp sức gắn bó của đồng bào hải ngoại. Và tôi nghĩ, đó là nguồn tạo thay đổi hiệu quả nhất, khả thi nhất, ít tạo đổ vỡ nhất. Người Việt Nam có thể qua tiến trình thay đổi này học hỏi sự vận hành dân chủ một cách tốt đẹp nhất. Những hình thức khác như bạo động, đảo chánh, dựa vào ngoại bang, … sẽ không mang lại kết quả tốt cho đất nước chúng ta.

Anh Hải có đọc tập tài liệu „Từ độc tài đến dân chủ“ của tiến sĩ Gene Sharp, học viện Albert Einstein bên Mỹ chưa? Quyển sách nhỏ, tuy cô đọng, nhưng chứa nhiều dữ kiện, suy nghĩ, sáng kiến có thể áp dụng cho trường hợp Việt Nam. Dĩ nhiên tôi không nói đến việc copy 100% như ông Hồ mang kinh điển Karl Marx và Mao vào nước ta.

Thân mến
Nguyễn Phan

Sea Free said...

Cám ơn anh về tài liệu này:
http://www.aeinstein.org/organizations/org/FDTD-Vietnamese.pdf

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!