Hai mươi năm...

Hai mươi năm, giật mình nhìn lại
Bên trời Âu gió đã xoay chiều
Cờ tự trị dựng khắp liên bang
Thời Xô-viết lặn vào quên lãng

Có những nỗi đau trải dài theo năm tháng
Có những con đường máu đỏ thênh thang...

Tường Bá Linh nay đã hạ màn
Đâu ai ngỡ hôm qua còn nhuốm đỏ
Những tai ương, khốn khó cùng đường
Dân Đông Đức oằn mình rên xiết

. . .

Hai mươi năm!
Người dân Việt còn loay hoay định hướng
Đi về đâu?
- Theo Đế quốc "ôm chân"?
- Hay Tư bản đỏ mại dân nhục quốc?

Tư tưởng Hồ là Mác-Lê ngày cũ
Dựng niềm tin trên cát rỗng cành khô
Dân bị gạt đứng giữa ngã ba đường
Quan thả sức vơ theo dòng nhũng lạm

Xuyên màn đêm!
Trí thức suy tư tìm đường cải hoán
Tư tưởng Tự do - leo tường mà đọc
Triết lý Dân sinh - luồn lách mà ghi

"Ngôn luận Tự do", căng vải để chào mừng!
Báo giới bị lùa bước 1, 2... theo "lề phải"
Như bầy cừu non, ngơ ngác hỏi: - Tự do đâu?
Sao chỉ thấy ngục tù, cảnh cáo, bao vây?

Bảy trăm cơ quan "chính thống" - ngại gì tiếng nói một kỹ sư?
Mười lăm ngàn nhà báo đeo bằng - há sợ chị nhà văn nói thẳng?
Thế phải dùng hạ sách phân tươi trộn dầu loang bỉ ổi!
Thế đành cho người ngăn sứ giả phương xa, càng lộ rõ mưu mô bưng bít!

Cứ lớn tiếng: - Nào diệt trừ tham nhũng
Ô là la, sao không đào tận gốc
Hay còn mơ vô sản chốn đại đồng?
Hay không biết gốc ấy là: độc đảng?

Rồi kêu gào: - Nào giáo dục canh tân
Ôi mai mỉa, lại bắt đầu từ ngọn!
Sản phẩm con người được đón nhận ra sao?
Khi đạo nghĩa lép vế kim tiền!
Khi năng lực xếp sau bằng dỏm!

Giấy thô bọc lửa một bề
Lâu lại xịt khói nồng gian dối
Đây lịch sử anh hùng Lê Văn (8) giảo
Kìa công hàm nhượng đảo Tây Sa

Hoàng Sa đã mất - chứng cớ còn ghi năm tám anh hùng nghĩa sĩ
Trường Sa khắc khoải - bảy mươi người lính đảo vong thân
Cốt nhục cội nguồn chúng còn không chớp mắt
Thiết giáp, đạn chì chà nát dân lành không tấc sắt trong tay
Thiên An Môn hai mươi năm còn tanh vết máu
Gương tày liếp còn nguyên hình ác quỷ

Bài học xưa "Ngựa thành Troia" hỗn chiến
Nay niềm tin trao kẻ cướp bạo tàn:
Tây nguyên gạ bán
Một ngày kia nô lệ mút mùa!

Vì lợi ích độc quyền cai trị
Bưng tai ni bịt tiếng nói dân quyền
Không nhận chân Sự Thật từ bao đời bất diệt
Quên cả lời bia miệng ngàn năm


Tháng 5/2009,
(Viết sau khi đọc Tạp chí đặc biệt[*] Kỷ niệm 20 năm CNCS sụp đổ)

-------------------------------------
[*] Đăng nhiều kỳ trên RFI:
- Kỳ I
- Kỳ II
- Kỳ III
- Kỳ IV
- Kỳ V
- Kỳ VI
- Kỳ VII
- Kỳ VIII
- Kỳ IX

.

◄◄ Home

5 comments:

Le Tung Chau said...

Hay quá H ơi. Mình rất rành đọc về thơ phú, và cảm thấy một cảm xúc đồng cảm tràn dâng một mạch khi đọc xong mấy vần trên của H. Khg ngờ H. cũng còn tài thi phú nũa ! Bội phục!
Tuy nhiên, trong cảnh tổ quốc lâm nguy với họa cộng sản phản dân hại nước rành rành hiển lộ từng ngày, lòng tôi luôn đau đáu ngóng chờ một biện pháp "mạnh" hơn, tôi luôn nghĩ tới một biện pháp võ trang chiến đấu, để thức tỉnh đồng bào cũng như lương tâm nhân loại, vì đối trị lại với 15 tên vô lại ngu si hèn hạ thảo khấu đang ngồi trong bắc bộ phủ hiện giờ, thì tôi khg nghĩ là thành cơm cháo gì với cách bất bạo động. Dân ta phải trảm chúng thôi, phải trừ khử cái đầu rắn VC này rồi mạch sống dân chủ tiềm tàng ngàn năm trong máu Việt mới có cơ tràn lên quét sạch đám lâu la còn bám theo đầu rắn kia bạn ạh.
Tôi khg nguôi nghĩ và tìm cách để thực hiện điều đó, bao lâu tôi còn sống !

Sea Free said...

Dân Việt mình đã chịu quá nhiều tang thươmg và mất mát sau những cuộc chiến triền miên...
Cuộc đối đầu bất bạo động cho một nền DÂN CHỦ xem ra quá khó khăn, khi thời gian cứ đi qua mà ĐỘC TÀI vẫn ngự trị...

Le Tung Chau said...

Cám ơn mấy lời reply của H.
Mấy ngày nay, sau khi viết xong cáo comment cho H, tôi vẫn suy nghĩ nhiều. "nhiều" không phải vì nghĩ chưa kỹ mà viết như thế, nhiều, vì tôi cảm thấy cá tính H hiền hòa, trí thức, nho nhã, chẳng qua thế thời đảo điên mà ăn không ngon, ngủ không yên, lăn xả vào trận địa đấu tranh này với anh em...nên khi viết một Lập Trường BẠO ĐỘNG, tôi e là đã làm H thất vọng hoặc buồn.
Thực sự thì sao?
Khỏi cần dông dài, chắc H (và các anh em khác) cũng thấy là càng ngày VC càng bạo động, đàn áp (chứng tỏ chúng ngày càng cùng đường) như H nói mấy lời ở trên, vậy thì để đối trị với một tập đoàn phản dân hại nước một cách quyết liệt như thế, mà chúng ta không phản ứng bạo động ư ? các đoàn dân oan từ Yên Sơn (Hà Tây); Kiên Lương; Phước Thái (Long Thành) hay dân ở Dốc Mơ (Gia Kiệm) đánh lại CA VC, đốt xe, bắt trói mấy tên ở Kiên Lương mới đây là một minh chứng quá rõ.
Nếu có quy mô, tổ chức chút nữa, thì ta sẽ làm chúng nhụt bớt sự tham tàn.
Tôi nghĩ nhiều đến Tiểu Tổ Ám Sát của VNQDĐ thuở nào do Ký Con (Đoàn Trần Nghiệp), hay Phạm Hồng Thái của VN Quang Phục Hội . . .
Thêm nữa, tôi đã hỏi chuyện rất nhiều các bạn tôi (online hay offline) và tất cả đều đồng ý rằng, đó là Giải Pháp "ai cũng thèm" mà ta chưa hội đủ điều kiện làm mà thôi.
Còn đứng trước sự ngang ngược lộng hành của bạo lực, lòng ta ai mà không khỏi căm tức ??? và khi đã xả thân thì lấy cái chết mà đền nợ nước chứ còn sợ gì nữa ?

Nguyễn Phan said...

Chào anh LTChâu,

Lời khảng khái sẵn sàng chết vì nước ở thế kỷ 21 này quả thật hiếm, thật quí và rất đáng trân trọng. Tuy nhiên xin phép xen vào cuộc đối thoại giữa anh và anh Hải một chút.

Khi lãnh đạo ĐCSVN công du nước ngoài, người Việt hải ngoại, nếu muốn, đã có rất nhiều cơ hội để ám sát những kẻ đang dùng bạo lực để cai trị dân, đôi khi còn hà khắc hơn thực dân Pháp ngày xưa. Năm 1993, khi đến Đức, ông Võ Văn Kiệt đi ngang mặt tôi, cách chưa đầy 2m. Giết họ để được gì và mất gì? Kiệt chết đã có Mạnh, Triết, Dũng, Trọng… lên thay, như cái đầu tướng giặc (như trong truyện Phạm Công – Cúc Hoa thì phải?). Xong vào tù mãn kiếp, đồng hương sẽ khó mà có thể xin phép biểu tình cho những lần sau.

Giả sử giáo dân Thái Hà quá tức giận, nổi dậy phá tòa án, giết 100 công an chế độ trong phiên tòa sơ và phúc thẩm cách đây không lâu. ĐCSVN sẵn sàng thay vào đó 1000 công an khác, vũ trang nhiều hơn, độc ác hơn, sẵn sàng bắn giết bừa bãi hơn. Giáo dân với gậy gộc, nhành thiên tuế hoặc tay không làm sao chống lại nổi. Nhà thờ sẽ thành bình địa, các cha quanh Thái Hà không chừng sẽ bị tử hình cả. Tôi nghĩ, cái chế độ này rất mong tình huống này xảy ra lắm. Họ chờ mãi một cái cớ để ra tay mà chưa có được.

Và, trên thực tế, giáo dân Thái Hà nườm nượp đến trước tòa như anh thấy đó. Họ hiên ngang, tự tin vào công lý (trong tim chứ không phải từ chế độ). Họ căng biểu ngữ, hát thánh ca ca ngợi công lý. Nhà cầm quyền tím tim gan, nhưng không dám xua bầy công an ra trấn áp như họ đã từng làm trước đó nhiều năm.

Thái Hà là bằng chứng rõ rệt nhất để người ta so sánh hai phương thức: bạo động và bất bạo động. Hẳn nhiên, Thái Hà chưa đủ sức làm nhà nước này sụp đổ đâu. Vài vụ Thái Hà nữa cũng vẫn chưa. Điều quan trọng là, theo tôi:

- Người dân học được và củng cố ý chí đối kháng.
- Khi đứng lại với nhau thành số đông, mọi người sẽ cảm thấy tự tin hơn, cảm nhận một sự đồng cảm về mặt tinh thân đã đánh mất từ lâu.
- Bỏ dần hoặc bỏ hẳn sự sợ hãi.
- Người dân biết rằng, khi họ làm điều phải, các cha, nhiều người khác ở trong lẫn ngoài nước, lẫn quốc tế đồng ủng hộ, ít nhất là về mặt tinh thần.
- Người dân có cơ hội quí báu để tập thực thi quyền làm người, quyền biểu lộ ý chí, quyền đòi hỏi chính đáng, thao dượt cho những lần sau.

Tóm lại, không nên dùng sở đoản của mình để chọi với sở trường của địch. Miền Nam ngày xưa có cả trăm ngàn quân, xe tăng, phi cơ, vũ khí đủ loại mà vì người ta ngỡ là không có chính nghĩa, nên thua. Bây giờ sở trường của người dân - đối đầu với nhà cầm quyền độc tài – là lẽ phải, là có chính nghĩa, trong khi phía độc tài phải dùng toàn những chiêu dưới thắt lưng để cai trị dân. Vụ bauxite đang nóng bỏng là một thí dụ cho những loạn chiêu của họ.

Thân mến
Nguyễn Phan

Sea Free said...

Cám ơn 2 anh Lê Tùng Châu và Nguyễn Phan đã có những chia sẻ chân tình trên entry này.

Lâu nay tôi rất khâm phục người Đức và người dân ở các nước Đông Âu về sự chuyển giao thể chế không có tiếng súng. Đất nước VN đã tụt sau thế giới quá nhiều trong ngót 35 năm qua. Nó giống như một cơ thể đang suy nhược nhưng lại có quá nhiều ung nhọt. Điều trị bằng phương thức quá mạnh có thể dẫn đến tử vong. Chính vì yếu điểm này mà các ung nhọt đang dần bị chai sạn và trở nên "lờn thuốc". Hậu quả thế nào thì không cần phải một bác sỹ giỏi cũng có thể tiên đoán được. Nhưng để điều trị được thì có lẽ cần rất nhiều bác sỹ thật giỏi.

Tiếc rằng PVH không phải là một bác sỹ, chớ nói gì đến giỏi hay không.

Những bài viết đi bên "lề trái" và tất cả những gì mình đang làm, có thể ví như là một cuộc vượt biển mà cả triệu người khác đã từng trải qua trước đây. Trong đó, có một người (hình như nhà thơ Nguyễn Nghĩa) đã thốt lên giữa bốn bề sóng bể:
"Thấy nhỏ nhoi và thấy mênh mông
Thấy một ngày đằng đẵng trăm năm
Không thấy tới, thấy còn trôi mãi
Nhưng thấy Tự Do ở rất gần"

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!