Huyền thoại Màu Tím Hoa Sim và câu chuyện tình đẹp nhất thế kỷ

Thi nhân đã đi xa, về với đồi sim tím ngát của chiều hoang xưa biền biệt. Nhưng đứa con tinh thần còn để lại cho đời. Màu Tím Hoa Sim đi vào thi ca Việt Nam như là một trong những bài tình ca hay nhất thế kỷ. Xin góp nhặt về đây những nguồn tư liệu, hình ảnh của nhà thơ Hữu Loan như một lời tống biệt, tiễn đưa linh hồn kẻ tài hoa đến miền cực lạc...



Màu Tím Hoa Sim

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)


Chuyện Màu Tím Hoa Sim

Nhà thơ Hữu Loan

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ duyên được cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người, nhờ ông mà năm 1938 - lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi - tôi chơi ngông vác lều chõng ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo tự học cũng có thể đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi chẳng có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài Pháp thời đó rất khó khăn. Số người đỗ trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5, 6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những cậu khóa ấy, trong số có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuân, Đỗ Thiện và tôi... (theo Lê Thọ Bình, báo Pháp Luật số Xuân Giáp Thân)

Với mảnh bằng tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà Tham Kỳ chú ý, vời về nhà dạy kèm cho hai đứa con nhỏ. Tên thật của bà Tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, bà Tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt đến (theo Lê Thọ Bình, báo đã dẫn).

Bà Tham Kỳ là một người hiền lành tốt bụng, đối xử với tôi rất đàng hoàng tử tế, coi tôi chẳng khác người nhà. Nhớ lại ngày đầu tiên khoác áo gia sư, bà gọi mãi, đứa con gái - lúc đó mới 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay miệng lí nhí: "Em chào thầy ạ!" Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh ở trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đó nhưng ít nói và mỗi lần mở miệng là cứ y như một "bà cụ non". Đặc biệt em chăm sóc tôi hàng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng ướt em vừa hái ở vườn; những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà đem ra giếng giặt...

Có lần tôi kể chuyện "bà cụ non" ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em dỗi! Suốt một tuần liền, em nằm lì ở buồng trong, không chịu học hành... Một hôm bà Tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện cho em nghe; rồi tôi đọc thơ... Trưa hôm ấy, em ngồi dậy, ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: "Mới ốm dậy, còn yếu lắm, không đi được đâu!" Em không chịu, nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà Tham Kỳ đưa em lên núi chơi...


Xe kéo chạy chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc con, tôi đuổi theo muốn đứt hơi! Lên tới đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời. Không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:

- Thầy có thích ăn sim không?

Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên, đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ... Khi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen nhánh, chín mọng.

- Thầy ăn đi!

Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng và trầm trồ:

- Ngọt quá!

Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật chưa bao giờ tôi được ăn những quả sim ngọt đến thế!

Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này đến quả khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi cũng đỏ tím, hai bên má thì... tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!

Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà Tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi... Lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó, nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi... Tôi quay đầu nhìn lại... Em vẫn đứng yên đó...Tôi lại đi và nhìn lại cho tới khi không còn nhìn thấy em nữa...

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi có nhận được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 đã có nhiều chàng trai đến ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ...

Chín năm sau, tôi trở lại nhà... Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp...

Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không "môn đăng hộ đối" một chút nào. Mãi sau mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm "soạn kịch bản".

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, "không đòi may áo mới trong ngày hợp hôn", bảo rằng là: "Yêu nhau, thương nhau cốt cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả". Tôi cao ráo, học giỏi, làm thơ hay lại... đẹp giai nên em thường gọi đùa là ông chồng độc đáo.

Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần phép của tôi trôi đi thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ đây em không còn là cô bé Ninh nữa mà đã là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, tôi lại quay đầu nhìn lại... Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ cảm thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồng (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lấy tấm áo bị nước cuốn đi nên trượt chân té xuống sông chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em đi vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại cho tôi nỗi đau không gì có thể bù đắp nổi! Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.

Nỗi đau ấy tôi phải giấu kín trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn... Dường như càng kìm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm tư gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong tôi được dịp bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng. Hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi, chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:
Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh...
...Tôi về không gặp nàng...

Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại nhà một người bạn ở Thanh Hóa. Anh bạn này đã chép lại và chuyền tay nhau suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.

Đến đây, chắc bạn đọc đã biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916, hiện tại đang "ở nhà trông vườn" ở làng Nguyên Hoàn - nơi tôi gọi là chỗ "quê đẻ của tôi đấy" thuộc Xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi mới viết nổi những câu chiều hành quân/ qua những đồi hoa sim /những đồi hoa sim/ những đồi hoa sim dài trong chiều không hết /màu tím hoa sim /tím chiều hoang biền biệt và chiều hoang tím có chiều hoang biết/ chiều hoang tím tím thêm màu da diết.

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội; từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi "hay cãi, thích chống đối, không thể làm những gì trái với suy nghĩ của tôi". "Bọn nó" nhiếc móc, chê tôi ủy mị, hoạnh họe tôi đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Tôi chẳng cần, mặc kệ chúng! Tôi thương, tôi nhớ Hoa Sim của tôi quá rồi! Với lại, tôi cũng đã chán ngấy cái mặt nạ yêu nước của "bọn nó" rồi!

Tôi về quê chúng chẳng buông tha, theo dõi quản thúc, thường xuyên kiếm chuyện gây khó dễ tôi cũng chẳng cần biết! Sau bao nhiêu năm trời ngậm cay nuốt đắng, tôi đã được dịp phơi bày tâm sự trong hai kỳ phỏng vấn của Hương Ly, phóng viên BBC tiếng Việt phát thanh trong hai ngày 5 và 12-10-2002. Theo tôi thì tình hình chung của đất nước bây giờ là thằng nào cũng lợi dụng trèo đầu cỡi cổ thằng dân chứ có cái gì đâu... Sau phần đầu nói về nguồn gốc của Màu Tím Hoa Sim và những hệ lụy của bài thơ này, trong phần II tôi đã nói về cuộc sống cơ hàn và những âm mưu ám sát, chế ngự của đảng đối với tôi và gia đình tôi từ năm 1956. Dù gian khổ và chết hụt nhiều lần, tôi nhất định không chịu quỵ lụỵ. Hồi ấy, ra làm ở ngoài Trung Ương thì bắt phải theo cộng sản nên tôi bỏ tôi về. Tôi bỏ về nó không cho về... Nó làm tôi tam tình, tứ tội, làm đủ cách đễ thủ tiêu nhưng mà tôi vẫn tin là tôi có sự che chở của Trời - Phật cho nên nó không thủ tiêu nổi, bao nhiêu lần đầu độc không xong... Đó là cái thời 1955 - 1956 khi phong trào Văn nghệ sĩ chống Ðảng bắt đầu bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, và đồng thời chống những Văn nghệ sĩ bồi bút đang tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca tụng Ðảng để kiếm chút cơm thừa canh cặn của chế độ. Làm thơ phải có cái tâm mà phải là cái tâm linh thật thiêng liêng thì mới có thơ hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải làm về Ðảng, ca tụng Ðảng, ca tụng cộng sản, ca tụng cái buôn bán chiến tranh. Bởi vì cái đánh nhau là cái dễ kiếm chác lắm. Mà kiếm chác ở cái chiến tranh ấy thì khó kiểm tra lắm cho nên những cái bọn ăn bẩn ấy bao giờ cũng chủ trương chiến tranh, buôn bán chiến tranh. Mà tôi thì tôi thấy cái đấy là cái khổ dân nhất nên tôi chống hết sức. Lúc giờ người ta đang một tí là đề cao Hồ Chí Minh, hai tí là đề cao Hồ Chí Minh... trong khi tôi lại đề cao cái Tình Yêu. Tôi khóc người Vợ tử tế với mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó khóc như vậy, nó cho là khóc cái tình cảm riêng... Y như trong Thơ nói đấy: tôi lấy Vợ rồi đi Bộ đội, mới lấy nhau được có hơn tháng, ở nhà Bà ấy đi giặt rồi chết đuối ở sông... Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc. Bài thơ ấy lúc bấy giờ nó cho là phản động, làm thơ là phải làm về cộng sản, làm về bác Hồ chứ không được khóc cái đau riêng của mình... Cái đau khổ riêng của con người tại sao lại không được khóc!?


Bọn nó xúc phạm đến danh dự và tình cảm thiêng liêng của người Vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ Ðảng, bỏ Cơ quan về thẳng nhà để đi cày. Bọn ấy không cho bỏ, bắt tôi phải viết đơn xin. Tôi không xin... Tôi có cái tự do của tôi, cái chuyện bỏ Ðảng, tôi muốn bỏ là tôi bỏ không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày, đi bừa, đi thồ, đi đốn củi đưa về, đi xe đá để bán, bọn nó phá tôi đủ cách, bắt giữ xe đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ phía trước, có hai càng phìa sau thùng gỗ để đủn hay kéo đi. Xe cút kít nó cũng không cho, cấm không ai được bán bánh xe cho tôi nữa. Có lần tôi phải gánh bộ, gánh bằng vai tôi cũng cứ nhận. Tôi cứ gánh tôi làm, không bao giờ tôi chịu khuất phục. Thế mà chúng nó cũng theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an mật đi theo dõi, cho người theo hại tôi... Nhưng mà lúc nào cũng như có người cứu tôi! Có một cái lạ là chính Thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên mật vụ nói thật với tôi là được giao lệnh giết tôi nhưng nó là cái thằng rất yêu Quê hương, nhớ Quê nhà. Nó thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Ninh Bình của nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy không nỡ giết tôi.



Ngoài bài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến nỗi không có đến cái chiếu mà nằm!

Chiếc chiếu

Có ai thấy một người cha
Từng buổi, từng buổi
Trước tủ kính cửa hàng Mậu dịch dòm như nổ mắt
Tì mũi dẹp như quả bóng xuống hơi
Thầm đọc đi đọc lại giá hàng từng thứ đồ chơi
Dù nhiều lần đã hạ giá
Trong óc nổi bòng bong từng mớ
Những cơm đến gạo đến quần đến áo
Ðôi chiếu nằm rách từ giữa rách ra
Tục ngữ nói rằng những chiếc nhà dột từ nóc trên dột xuống
Từng sáng mai nhìn gầm giường
Ðốt cói rụng đầy như chiếu rụng đốt xương
Gió thổi từ dưới thổi lên
Muỗi cũng đốt từ dưới đốt lên
Nhưng con đái dầm lại tiện
Ròng rã mười năm kháng chiến
Cầm vững hai tay
Một cái tình thần
Choảng nhau với súng với bom
Gian khổ còn ư ?
Bố con ta lại vung cái tinh thần như tráng sỹ vung gươm
Chong chóng không quay
Con vứt đi phụng phịu
Sáng kiến làm đồ chơi
Bố thì không thiếu
Bố lại lấy lá dứa vận cho con cái kèn
Bố thổi nó kêu lên tò he. Tò he
Con đắc trí giật kèn đi thổi khắp Ô Kim Mã
Tò he. Tò he
Như một thiên sứ Hài đồng
Xuống lệnh điềm tin
Tò he. Tò he
Nhớ truyện Ðông Chu
Sao đỏ, sao đen
Tò he. Tò he


Cuộc đời đẩy đưa, định mệnh dắt tôi đến với một người phụ nữ khác, sống cùng tôi đến ngày hôm nay. Bà tên Phạm Thị Nhu, cũng là một người phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Bà vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố điền chủ của Việt Minh.

Nhớ lại, lúc đó, tôi còn là chính trị viên tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, hiểu biết luân thường đạo lý, lại có tâm hồn nghệ sĩ, nên tôi cảm thấy chán nản quá và không còn kính trọng già Hồ cũng như chủ nghĩa cộng sản nữa. Tuy nhiên, tôi đã trót làm đảng viên được mấy năm rồi. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng! Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa tôi ở độ mười lăm cây số, có một gia đình địa chủ rất giầu, nắm trong tay gần năm trăm mẫu tư điền. Ông địa chủ giầu lòng nhân đạo, rất yêu nước thương người. Ông thấy bộ đội sư đoàn 301 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo tới chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là Trưởng Phòng Tuyên Huấn và Chính Trị nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông ta, đồng thời đề nghị lên Sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông. Riêng tôi rất quý mến và luôn luôn nhớ đến ông. Thế rồi một hôm tôi nghe tin gia đình ông ấy bị đấu tố. Hai vợ chồng bị đội đấu tố mang ra cho dân sỉ vả, nhục mạ, rồi chôn xuống đất để hở có cái đầu lên thôi. Xong, họ cho trâu kéo bừa qua lại hai cái đầu cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ xấu số chỉ còn có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội đấu tố đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo. Dã man hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm dân chúng cả việc lấy các con cái của địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương giáng xuống gia đình ông bà địa chủ mà tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái của họ sinh sống ra sao, vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé mỗi buổi chiều cứ lén lút đứng bên ngoài song cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Khi gặp nhau, cô bé ấy nói vì đi nghe tôi giảng Kiều nhiều hôm để trâu ăn lúa, nên bị bắt phạt...

Lúc gần tới nơi, may sao tôi gặp cô ta áo quần rách mướp, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom tìm lượm vài củ khoai mà dân bỏ sót nhét vào túi áo, rồi chùi vội một củ vào quần đưa lên miệng gặm. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi lại gần hỏi thăm và được cô ta kể lại rành rọt hôm cha mẹ cô bị đấu tố chết ra sao. Cô ta khóc mếu nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hàng ngày cô phải đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong cái miếu hoang; cô rất đói khổ lo lắng, không biết ngày mai còn sống hay sẽ chết vì đói khát! Tôi nghe mà lấy làm thương tâm quá, trong lòng vô cùng xúc động. Suy nghĩ rất nhiều, tôi quyết định đem cô ta về quê tôi, rồi bất chấp lệnh cấm, tôi đã lấy cô ta làm vợ. Rất may là sự quyết định của tôi đã không nhầm. Khi xưa, quê tôi nghèo, nhà tôî cũng nghèo, tôi lại còn ở trong bộ đội nên không có tiền. Nhưng hai vợ chồng cố gắng chịu đựng đùm bọc nhau bữa đói bữa no... Cho đến ngày nay, bà ấy đã cho tôi 10 người con ngoan, 6 trai, 4 gái và cháu nội cháu ngoại hơn 30 đứa!

Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày hốt đá đi bán, túi dắt theo vài quyển sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi cởi mở, tôi được tụi nó ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm.

Năm 1988, tôi "tái xuất" giang hồ sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nhà đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do Hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí - xuất bản và đổi mới thực sự.

Dọc đường đất nước trên chuyến đi, tôi đã đọc cho công chúng nghe trong những lần gặp gỡ, bài thơ dài mới nhất tên là "Chuyện tôi về", một loại bút ký thơ kể về thời gian "Ba mươi năm không phải chuyện / Một sớm một chiều / Một ngày tù đã dài như thế kỷ / Ấy là tù giữa chợ..." Trong 30 năm đó, kể từ ngày có vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, và 17 năm sau đó nữa, chẳng có ai dám viết... Cũng trong dịp này, tôi được may mắn quen biết người bạn trẻ yêu nước, thường viết lách dưới bút hiệu Tiêu Dao Bảo Cự. Mến phục nhà trí thức đa tài đầy nhiệt huyết nầy, tôi đã chép tặng bài thơ Chuyện Di Tề với những câu như sau:

"... Tôi là cây
gỗ
vuông
chành
chạnh
suốt đời
đã làm thất bại
mọi âm mưu
đẽo tròn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc thế nào
thì long lóc
Chân
tính
đấy
hỡi Rìu, Bào
Phó-Mộc"


Lần đó, chép xong mấy câu thơ, tôi đã chỉ tay vào trang giấy nói: "Anh thấy đó chữ Rìu, Bào và Phó-Mộc viết hoa. Anh biết tôi muốn ám chỉ ai rồi." Anh bạn trẻ gật đầu tỏ vẻ lĩnh hội!

Chuyện này sau đó tôi quên tịt, nhưng hẳn là đã để lại trong tâm tư anh ta khá nhiều ấn tượng, bằng chứng là 17 năm sau, anh bạn trẻ (lúc này 60 tuổi, và tôi cũng đã 90!) lần mò từ Sài Gòn đến tận nhà thăm tôi! Mặc dù đang cảm nặng, tôi cũng thu gom được chút lực tàn để hầu chuyện cùng anh, ăn chung với anh một bữa cơm trưa thanh đạm gọi là đãi khách từ xa tới! Anh bạn trẻ nói chuyện thật vui, hỏi nhiều thứ tôi không còn nhớ nổi, nhất là những chuyện xảy ra trong chuyến xuyên Việt năm 1988! Nhưng những sự việc trước đó thì tôi nhớ như in, nhất là vào cái thời chúng nó trù dập Nhân Văn Giai Phẩm. Anh bạn trẻ xin phép hút thuốc lá, tôi không cho; anh bảo cái gì anh cũng bỏ được, trừ cái tật nghiện thuốc lá! Hừm, có gì mà không bỏ được?! Cái gì có hại là phải bỏ, cộng sản nó ghê gớm đến thế mà tôi còn bỏ được, nói chi thuốc lá?! Nể mặt tôi nên anh giữ im lặng, nhưng tôi thấy rõ ánh bất bình trong mắt anh...

Anh bảo ra về sẽ viết một bài ký sự ghi lại buổi gặp gỡ đó, và anh đã giữ đúng lời hứa. Lớp trẻ ngày nay thật tài ba! (TDBC: Hữu Loan, cây gỗ vuông chành chạnh...)

Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, Công ty Vitek VTB đột nhiên ra đề nghị mua bản quyền bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu, trừ thuế còn 90, chia "lộc" cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu, phòng ốm đau lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.

Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy tập thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán!


Những bài hát phổ thơ câu chuyện tình hoa tím

"Màu Tím Hoa Sim" qua tiếng hát nữ ca sỹ Hoàng Oanh:


Nghe lại "Màu Tím Hoa Sim" qua tiếng hát ca sỹ Duy Khánh:


Còn đây là "Áo anh sứt chỉ đường tà" với tiếng hát Elvis Phương:


Nữ ca sỹ Thanh Tuyền với "Những đồi hoa sim":


"Những đồi hoa sim" với đôi song ca Hương Lan - Duy Quang:


Hữu Loan - sống theo Lý Tưởng Tự Do

Bài phỏng vấn Hữu Loan của Hương Ly trên BBC

Nguyên văn cuộc phỏng vấn:

- Phần 1
- Phần 2

(Phạm Trần ghi lại)

Hỏi: "Thưa ông, nhưng mà ông ở trong quê như vậy thì ông có theo dõi những cái tình hình chung của đất nước không ạ ? "

Ðáp: "Có chứ, tôi theo dõi chứ. Tôi theo dõi những cái tình hình chung của đất nước bây giờ là lừa đảo rối bét, ăn tham bẩn nhất là thằng nào cũng lợi dụng trèo đầu cỡi cổ thằng dân chứ có cái gì đâu, tức là cái đảng Cộng sản đấy. Cái đảng Cộng sản mà còn lãnh đạo thì còn rối bét, không có ai là gương mẫu hết."

Hỏi: "Thưa ông, ông có là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam không ạ?"

Ðáp: "Có chứ. Tôi có cần thành viên đâu mà họ lại tha thiết để mời. Tôi xin ra cả Hội Nhà văn và xin ra cả đảng mà không được đấy chứ!"

Ðó là đoạn đối thoại thời sự nổi bật nhất giữa Hương Ly, phóng viên BBC tiếng Việt và Nhà thơ Hữu Loan trong cuộc phỏng vấn phát thanh ngày 12-10-2002. Cuộc phỏng vấn hiếm hoi của Ban Việt ngữ BBC được chia làm hai phần:

Phần I (ngày 5-10-02) nói về nguồn gốc của Tác phẩm Mầu Tím Hoa Sim và những hệ lụy của bài Thơ này đối với tính mạng và cuộc sống thăng trầm từ một Nhà thơ nổi tiếng tụt xuống hàng lao động và nông dân bần cùng của Nhà thơ Hữu Loan.

Và phần II (12-10-02) Nhà thơ Hữu Loan nói về nhóm Nhân văn - Giai phẩm cùng cuộc sống cơ hàn và những âm mưu ám sát, chế ngự đối với ông và gia đình ông của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1956 đến bây giờ.

Năm nay ông Hữu Loan 87 tuổi ta (sinh ngày 2-4-1916), đang "ở nhà trông vườn" ở làng Nguyên Hoàn -- nơi ông gọi là chỗ " quê đẻ của tôi đấy!" thuộc Xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Tuy đã lớn tuổi, nhưng giọng nói của Nhà thơ rất rõ ràng, khúc chiết và đanh thép như khi ông còn thanh niên. Nhà Thơ Hữu Loan còn có một trí nhớ phi thường vì phần lớn cuộc đời ông đã phải chịu những đầy ải lao động cực hình giáng xuống đầu ông và gia đình ông bởi cái đảng mà ông đã đem hết tinh thần và sức lực phục vụ trong thời kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, dù gian khổ và chết hụt nhiều lần, Hữu Loan vẫn không bao giờ chịu quỵ lụy hay khuất phục bọn cường quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Khí phách hiên ngang của một Hữu Loan trí thức đã tỏa rộng trong cuộc phỏng vấn với BBC-Vietnamese Program:


Tôi không quy lụy được

Ðược hỏi "Tại sao từ chỗ một Nhà thơ mà bây giờ lại về quê làm nông ?", Hữu Loan đáp:

- "Cái tính tôi không chịu quỵ lụy được. Bởi vì (hồi ấy) ra làm ở ngoài Trung Ương thì bắt phải theo Cộng sản nên tôi bỏ tôi về. Tôi bỏ về nó không cho về ... Nó làm tôi tam tình, tứ tội, làm đủ cách đễ thủ tiêu nhưng mà tôi vẫn tin là tôi có sự che chở của Trời - Phật cho nên không thủ tiêu nổi, bao nhiều lần đầu độc không xong..."

Cái thời mà Nhà thơ Hữu Loan nói là vào thời kỳ hai năm 1955 - 1956 khi phong trào Văn nghệ sỹ chống Ịảng bắt đầu bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đảng trị coi trí thức như cục phân, tham nhũng thối nát của cán bộ lãnh đạo, và đồng thời chống những Văn nghệ sỹ bồi bút đang tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca tụng Ðảng và Hồ Chí Minh để kiếm chút cơm thừa canh cạn của chế độ. Trong số này đứng đầu là Tố Hữu rồi đến Vũ Khiêu, Nguyễn Ðình Thi, Xuân Diệu v.v.

Phóng viên Hương Ly đã so sánh nghịch cảnh giữa những lời ca tụng của mọi người Việt Nam vào thời gian lúc ấy và ngay cả bây giờ đã dành cho Tác giả của Mầu Tím Hoa Sim với những hoạn nạn mà Hữu Loan phải gánh chịu, sau bài Thơ này. Nhà thơ Hữu Loan cho biết lý do tại sao ông bị trù dập vì Mầu Tím Hoa Sim:

- " Bởi vì người ta làm Thơ lúc bấy giờ là phải làm về Ðảng, ca tụng Ðảng, ca tụng Cộng sản, ca tụng cái buôn bán chiến tranh. Bởi vì cái đánh nhau là cái dễ kiếm chác lắm. Mà kiếm chác ở cái chiến tranh ấy thì khó kiểm tra lắm cho nên những cái bọn ăn bẩn ấy là bao giờ cũng chủ trương chiến tranh, buôn bán chiến tranh. Mà tôi thì tôi thấy cái đấy là cái khổ dân nhất nên tôi chống cái ấy hết sức cho nên vì vậy nên tôi làm cái bài Thơ lúc giờ ta đang một tí là người ta đề cao Hồ Chí Minh, hai tí là đề cao Hồ Chí Minh...lúc đó tôi đề cao cái Tình yêu... đề cao, tôi khóc cái người Vợ tử tế với mình, hiếm có của mình. Lúc đó khóc như vậy là nó cho là khóc cái tình cảm riêng... Lúc bầy giờ làm Thơ là phải có Hồ Chí Minh, có Ðảng Cộng sản." "Tôi làm vào cái lúc mà -- y như trong Thơ nói đấy -- tôi lấy bà Vợ rồi sau tôi đi vào Bộ đội thì ở nhà Bà ấy đi giặt Bà ấy chết đuối ở sông... Mới lấy nhau được có hơn tháng ấy mà...Thế rồi Bà ấy chết ở sông ... tôi thấy đau xót tôi làm cái bài Thơ ấy tôi khóc. Làm cái bài Thơ ấy lúc bấy giờ họ cho là "phản động"... Lúc bấy giờ làm Thơ là phải làm về Cộng sản, làm về Bác Hồ chứ không được khóc cái đau riêng của mình... Cái đau khổ riêng của con người là không được khóc."

Màu tím hoa sim

Sau đó, Hương Ly đã yêu cầu ông đọc bài Thơ Mầu Tím Hoa Sim và Hữu Loan đã dằn lòng đọc ngắt ra từng chữ một, phân đoạn và run run như tức tưởi sững sờ trước mộ phần người vợ trẻ bạc số của ông:
"Nàng có ba người anh đi bộ đội.
Những em nàng có em chưa biết nói.
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân.
Ðôi giầy đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bẻ bỏng chiều quê

* * *

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
Năm chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng mầu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa

* * *

Một chiều rừng mưa
Ba người anh đi chiến trường đông bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Mầu tìm hoa sim tím chiều hoang biền biệt."

Hữu Loan bị lao động Vì Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã xúc phạm đến danh dự và tình cảm thiêng liêng của Hữu Loan dành cho người vợ yêu quý, nên Nhà thơ đã quyết định bỏ Ðảng, bỏ cơ quan, bỏ Vệâ quốc quân về mà không cần xin phép, nạp đơn từ nhiệm. Ông nói:

- " Năm 1956, tôi không ở nữa mà tôi bỏ tôi về thẳng, bỏ Ðảng, bỏ Cơ quan để về thẳng nhà để đi cày, đi thồ. Cánh ấy (bọn ấy) không cho bỏ, bắt tôi phải xin, bắt tôi phải viết đơn xin, tôi không xin... tôi có cái tự do của tôi... Cái chuyện bỏ Ðảng là tôi muốn bỏ là tôi bỏ không ai bắt được.... Tôi bỏ tôi về, tôi cứ về... tôi phải đi cày, đi bừa, đi thồ, đi đốn củi đưa về, đi xe đá để bán thì là nó làm tôi đủ cách, xe nó không cho xe, nó bắt xe đến nỗi sau cuối cùng không xe được tôi phải đi xe cút kít (Chú thích : Xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ phía trước, có hai càng phìa sau thùng gỗ để đủn hay kéo đi). Tôi làm cái xe cút kít tôi đi. Xe cút kít nó cũng không cho ... , nó xui người bắt bánh xe, không bán cho tôi nữa.. . Có lần tôi phải gánh bộ, gánh bằng vai.. tôi cũng cứ nhận để tôi gánh.. Tôi cứ gánh tôi làm, không bao giờ tôi chịu khuất phục." ".....Vợ con nó có vẻ oán tôi lắm.. (cho rằng) tại tôi bướng bỉnh cho nên làm chúng nó khổ... Thế nhưng mà tôi làm đủ mọi thứ... , không cái gì là không làm, chỉ có cái đi làm hại ai là không bao giờ hại, còn cái gì tôi cũng làm hết. Làm thì nó theo dõi, nó ngăn cản , nó tìm cách hại mình nhưng mà ... cái chuyện là vẫn là có Trời không bao giờ nó hại được tôi, vì là đi đến đâu cũng có Công an mật đi theo hết. Chỗ nào cũng cho người theo hại tôi, nhưng mà lúc nào là cũng như có người cứu tôi" . Có một cái lạ là nhữg bài Thơ của tôi ấy là bài nào là nó cũng cứu sống tôi. Bởi vì lắm khi người ta bố trí công an mật đi để giết tôi mà thì lắm khi nó không nỡ giết là vì nó thích thơ tôi mà nó không nỡ giết."

Nhà Thơ Hữu Loan đã nói đến trường hợp một mật vụ được giao lệnh giết ông:

- "Nó nói thật với tôi. Nói đúng là người ta bố trí tôi để giết ông nhưng mà tôi là cái thằng rất yêu Quê hương, yêu với Quê tôi... Tôi nhớ Quê tôi, tôi đem cái Bài Thơ của ông, cái bài thơ Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đấy để tôi đọc, để cho đỡ nhớ thì tôi không thể nỡ giết ông, là vì ông tả cái Quê tôi hay quá. Mỗi một lúc nhớ quê hương thì tôi lại đem cái bài thơ ông làm về Yên Mô ra tôi đọc."

Ngoài bài Yên Mô, ông Hữu Loan còn làm nhiều bài Thơ khác trong thời gian đi lao động kiếm ăn, trong đó ông kể thêm các bài Ðèo Cả,bài Tò He, bài Những Nàng Ði Qua, bài Hoa Lúa v.v.


Tự do và Nhân văn giai phẩm

Khi nói đến tư cách của Kẻ Sỹ bất khuất trước đe dọa và bạo quyền, Nhà Thơ Hữu Loan nói với BBC:

- " Tôi là một thằng thích được tự do mà bảo vệ tự do của tôi, với tự do của mình và tự do của dân tộc...tự do của mọi người. Tôi thấy ai mất tự do thì tôi bênh vực cái người ấy và tôi cũng không bao giờ để cho tôi mất tự do. Như là tôi làm những cái mà... bao giờ cũng làm cái đạo đức tức là thương người. Thấy đói thì thương, ai rách thì cho mà ai bị áp bức thì binh vực. Nhưng mà có một cái là không ai áp bức tôi được. Áp bức là tôi chống lại. Chống bất cứ ai mà ngay cả đến cần phải đánh nhau cả hàng lũ người mà làm tôi mất tự do tôi cũng chống lại và nếu cần đánh là cũng phải đánh."

Hữu Loan, theo lời ông, đã tham gia trực tiếp vào những Giai phẩm Mùa Thu, Giai phẩm Mùa Xuân và Giai phẩm Mùa Ðông xuất bản chống chính sách Ðảng vào giai đoàn 1955 -1956. Ông nói:

- "Ðấy là Nhà xuất bản của chúng tôi làm... , của mấy thằng Nhân Văn làm mà."

Khi Hương Ly hỏi trong nhóm Nhân Văn Giải Phẩm hồi ấy thì ông chơi thân nhất với ai và ai là người mà ông coi là bạn tri kỷ tâm đắc nhất ? Hữu Loan đáp:

- " Gần gũi thì đông. Như là Chế Lan Viên này rồi là cánh Nhà văn thì họ thích tôi hết cả. Xuân Diệu hay là... Nói chung thì cánh Nhà văn thì họ đều thích tôi. Có trừ một vài cái anh bất tài (nhiều người) họ cũng chống quân trên, (nhưng) họ không dám nói. Hồi đó thì chúng tôi thành một khối với nhau cả... Những Trần Dần với lệ Phùng Quán này ..."

Hữu Loan cũng cho biết, ngoài ông, đảng CSVN còn thù hận cả gia đình ông, nhất là các con của ông là những người học hành thông minh nhưng cứ nại cớ bắt học đi học lại không cho lên Phổ thông (Trung học).


Trần Độ và Hữu Loan

Khi BBC hỏi tại sao khi ông bị rầy rà, bị nhiều cấp chính quyền tìm cách phá công chuyện làm ăn kiếm sống của mình thì ông có lên Ủy ban hay giới chức để hỏi cho ra lẽ không ? Hữu Loan trả lời:

- " Hỏi thì hỏi cho biết thôi chứ đến với chúng nó là chửi bới thôi chứ hỏi làm gì. Tôi chỉ có chửi bới vào mặt với đánh thôi. Tôi đánh nhiều đứa vỡ mặt vỡ mũi chảy máu mồm máu mặt đấý."

Hương Ly:

- " Nhưng mà thưa ông, tức là ông dùng bạo lực như thế thì có khi cũng không phải là cái phương cách tốt để mà ngồi xuống nói chuyện, để mà đối thoại với nhau ạ ?

Hữu Loan:

- "Ðối thoại có đường cái đồng cánh gì mà đối thoại. Nó là cứ Ðảng là trên hết mà. Ðảng là chính. Ðối thoại không được... Những ngươi binh tôi là bị hết. Anh Trần Ðộ anh ấy binh tôi rồi anh ấy bị nó hãm hại đấy. Anh có nói như thế này, anh Trần Ðộ nói như thế này này: Từ thời Nhà Lý trên bốn nghìn năm nay thì chọn ra được 11 bài Thơ tình thì trong đấy là cái bài Thơ Màu tím Hoa Sim của ông Loan là cái bài Thơ hay nhất. Thế là anh Trần Ðộ ...đề cao tôi như vậy mà nó bao vây anh Trần Ðộ, nó không cho làm cái gì."

Nhưng khi được hỏi bây giờ đã sống tới 87 tuổi thì Nhà thơ "ngẫm nghĩ về cuộc đời của mình" như thế nào thì Hữu Loan nói ngay:

- " Tôi rất bằng lòng về tôi bởi vì tôi đã bênh vực được những người nghèo. Tôi đã làm được những các chức việc đạo đức mà tôi đã đánh những cái quân gọi là cái quân cường quyền, cái quân mà gọi là lừa đảo, bịp bợm... lừa Trời dối Ðất ... , tôi đã đánh được quân ấy cho cả Nước và tôi không có ngơi một lúc nào, không có cách nào, là tôi cũng vẫn kiếm cách để tôi đánh chúng nó... Thí dụ như khi tôi về rồi (chú thích: sau 1956) thì thấy cái cảnh Cán bộ khổ quá tôi làm cái bài thơ Chiếc Chiếu đấy. Cái Bài thơ Chiếc Chiếu đấy thì tôi làm ra một cái thì, nghĩ về gần Cán bộ khổ quá, nhà ai cũng vậy, chiếc chiếu nằm cũng không có mà nằm... Cán bộ đói đến đến như vậy. Thế thì là đầu tiên tôi làm cái bài ấy thì Trần Dần cũng bảo là đấy cũng là Chiếu của Văn nghệ. Chiếu của Hữu Loan tức là Chiếu của Văn nghệ Sỹ. Nhưng mà đến sau này thì cái Chiếu ấy lan ra cả Công nhân, Viên chức, Công nhân, Viên chức nào cũng có cái chiếc chiếu giống như cái chiếc Chiếu mà tôi viết, đấy là Chiếu của Hữu Loan đấy!"

Sau đó, Hữu Loan đã đọc lại nguyên văn bài thơ Chiếc Chiếu:

"Có ai thấy một người cha
Từng buổi, từng buổi
Trước tủ kính cửa hàng Mậu dịch dòm như nổ mắt
Tì mũi dẹp như quả bóng xuống hơi
Thầm đọc đi đọc lại giá hàng từng thứ đồ chơi
Dù nhiều lần đã hạ giá
Trong óc nổi bòng bong từng mớ
Những cơm đến gạo đến quần đến áo
Ðôi chiếu nằm rách từ giữa rách ra
Tục ngữ nói rằng những chiếc nhà dột từ nóc trên dột xuống
Từng sáng mai nhìn gầm giường Ịốt cói rụng đầy như chiếu rụng đốt xương
Gió thổi từ dưới thổi lên
Muỗi cũng đốt từ dưới đốt lên
Nhưng con đái dầm lại tiện
Ròng rã mười năm kháng chiến
Cầm vững hai tay
Một cái tình thần
Choảng nhau với súng với bom
Gian khổ còn ư ?
Bố con ta lại vung cái tinh thần như tráng sỹ vung gươm
Chong chóng không quay
Con vứt đi phụng phịu
Sáng kiến làm đồ chơi Bố thì không thiếu
Bố lại lấy lá dứa vận cho con cái kèn
Bố thổi nó kêu lên tò hẹ.. tò he
Con đắc trí giật kèn đi thổi khắp
Ô Kim Mã Tò hẹ.. tò he
Như một thiên sứ Hài đồng
Xuống lệnh điềm tin Tò hẹ..tò he
Nhớ truyện Ðông Chu Sao đỏ, sao đen Tò hẹ..tò he!


Phục hồi cái gì ?

Nhà Thơ Hữu Loan xác nhận một số Thơ làm về Bộ đội của ông đã được Nhà xuất bản Quân đội chọn xuất bản thành tập cũng như một số bài khác, dù có nội dung "chống đối" hay được coi là "có vấn đề" với Nhà nước, đã được Nhà xuất bản Kim Ðồng ở Hà Nội in ra, nhưng ông không coi đó là một đặc ân hay nhìn nhận công lao của ông. Ngược lại ông bảo, một phần vì cũng có người "trong cánh ấy" (trong nhóm ấy) biết công nhận Thơ của ông. Hoặc như Nhà Xuất bản Kim Ðồng đã viết lời giới thiệu: " Phải đem Thơ ông Loan để dậy cho Thanh thiếu niên học ở đấy cái đạo làm người." Hữu Loan nói với Hương Ly:

- " Nhưng mà cái chuyện mà họ đưa ra in ... Nhà xuất bản Kim Ðồng in thì đấy là cái to gan rồi đấy vì trước kia là họ không dám. Cái to gan của trí thức Việt Nam... Trí thức Việt Nam vẫn có cái khí phách mà vẫn đi đến chỗ mà gọi là dám làm những điều phải, dám binh vực cái lẽ phải."

Nhưng còn cái chuyện được gọi là đảng CSVN bây giờ không trù dập nữa hay đã phục hồi nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm thì sao, Nhà thơ Hữu Loan nói về quan điểm của ông:

- " Cái phục hồi thì họ phục hồi hay không thì tôi cũng thế, còn tôi thì cũng cứ vẫn là tôi. Tôi vẫn binh vực.. tôi vẫn làm đấy thôi chứ còn cái phục hồi kia lắm lúc nó cũng chỉ là, coi là lấy cái hình thức thôi. Thí dụ như là họ phục hồi cái kiểu như thế này: Thụy Ðiển, nước Thụy Ðiển ấy thì là xin đến thì nó không cho, đến sau đến cuối cùng khi ông ta xin nhiều quá thì nó bảo là tôi chết rồi, chứ có cho đến đâu. Thế cho nên là sáu lần xin, sáu lần bảo tôi chết đến nỗi lắm... hồi ấy có người ở Hà Nội tưởng tôi chết thật đã viết thư về gọi là viếng cơ mà! Các bạn như Phùng Cung với các người khác ở Hà Nội đã viết thư để viếng. Họ úp mở... tại đến giờ họ có thật thà đâu mà mình ... nghĩa là (họ) không có bao giờ thật thà!" Hương Ly:

-" Nhưng mà thưa ông, là khi mà một số những thành viên trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm mà được phục hồi như vậy đấy thế thì giới chức họ có về gặp ông, để mà giống như là ngồi xuống nói chuyện rồi nói rằng là thôi bây giờ cái chuyện cũ đã qua rồi, thì bây giờ tất cả những cái gì thuộc về qúa khứ thì bỏ qua một bên hay không ạ ?"

Hữu Loan: - "Họ về họ chụp ảnh ấy mà. Họ may cả Xích-Mốc-King ( Chú thích : Smoking, loại áo đuôi tôm của đàn ông Tây phương mặc vào các dịp lễ lạc của dân Quý phái, Quý tộc hay dạ tiệc bây giờ ), áo lễ phục cho tôi với lại ấy... Nhưng mà tôi cũng không... Tôi chán chúng nó chẳng qua cũng chỉ là cái hình thức thôi. Tôi cũng bảo rằng tôi thì tôi sống quê mùa nó quen rồi, chứ còn các thứ áo đây thì các anh đem về cho những người khác, bởi vì nếu bây giờ tôi mặc thì dân chúng chắc là họ lại kháo nhau bảo là cái ông này ngày trước có vẻ mẫu mực lắm, nhưng bây giờ có vẻ là lại được tí như bổng lộc gì đấy lại đi... gọi là đi theo!"

Ðó là con người và bản tính bất khuất của một Nhà Thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam. Hữu Loan còn các bút hiệu khác như Phương Hữu và Hữu Sinh. Ông xuất thân từ một giáo chức dạy Pháp văn năm 1939 và đã từng tham gia cướp chính quyền ở tỉnh Thanh Hóa tháng 8-1945. Từ năm 1946 đến 1951, ông trong Ban Biên tập chủ lực Tạp chí Chiến Sĩ Quân khu Tư. Nơi đây Hữu Loan gặp tướng Nguyễn Sơn là một trong số những người yêu quý Văn nghệ sỹ kháng chiến. Sau đó, ông đã từng giữ nhiều chức vụ huấn luyện cán bộ khác nhau cho đến khi Hữu Loan tham gia chống Ðảng trong hai Tạp chí Nhân Văn và Ðất Mới.

Sau khi bị Hồ Chí Minh và tay sai Văn nghệ-Công an đàn áp, Hữu Loan đã chịu chung số phận với nhiều Văn nghệ sỹ khác bị tù đầy và lao động khổ sai, có người cho đến chết. Bây giờ, 48 năm sau kể từ 1954, mặc dù Việt Nam đang cố gắng đi lên trong thời kỳ được gọi là "đổi mới tư duy" nhưng đảng CSVN và đám hậu duệ Hồ Chí Minh vẫn chưa biết hối hận về hậu quả của những hành động đàn áp trí thức và Văn nghệ sỹ của thời Nhân văn - Giai phẩm. Ngược lại họ vẫn tiếp tục đi vào vết xe đổ bằng những đe dọa hung hãn hơn.


Quyền tự do của dân Việt dưới thời Pháp thuộc so với chế độ XHCN ngày nay

Radio RFI - tháng 11.1997

Lời bạt:
Nhằm mục đích phổ biến sâu rộng trong quần chúng về Hội Nghị Thượng Ðỉnh khối Pháp ngữ vào tháng 11/1997, đài RFI của Pháp đã tổ chức một tiết mục dự thi trả lời một số câu hỏi của khối Pháp ngữ. Trong khuôn khổ này, đài RFI đã nhận được một bài ngắn trình bày cảm nghĩ về nước Pháp của nhà thơ Hữu Loan.


Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại Thanh Hóa, một trong những người bị trù dập nặng nề trong chiến dịch Nhân Văn Giai Phẩm.

Nhà Thơ Hữu Loan là người đã không chấp nhận được chế độ thực dân Pháp và từng tham gia vào công cuộc kháng Pháp để mong đất nước có được độc lập, tự do. Thế mà đến nay, đến gần cuối cuộc đời, giấc mơ của ông vẫn chưa toại nguyện. Sống trong một chế độ tự hào là "độc lập, tự do, hạnh phúc", mà sao ông vẫn thấy hình như còn khổ cực tù đày hơn cả thời thực dân!

Trong bài dự thi, ông đã so sánh đời sống xã hội dưới thời gọi là "thực dân đô hộ" với thời "độc lập dưới chế độ xã hội chủ nghĩa CSVN" như sau :

"Tôi xin nêu một số điểm nổi bật thời nước Pháp đô hộ Việt Nam và để lại trong hồi ức một người nô lệ, gọi là thuộc địa nhưng có đủ các thứ tự do:

Thứ nhất: tự do bầu cử những chức việc từ trên xuống dưới đều do dân bầu. Quan chức Pháp đầu tỉnh chỉ giữ vai trọng tài. Các quan sợ không dám ăn bẩn. ăn bẩn thì nhất định bị dân kiện, dân đuổi, mà bị đuổi vì "tham thang" thì bị dân khinh vô vùng, nhất là "tham thang" có án mạng, như vụ một ông huyện ở tận trong Huế, mà tiếng đồn khắp nước.

Thứ nhì: Tự do báo chí tự do ngôn luận, toàn do tư nhân đứng ra làm báo, không lấy tiền tài trợ của nhà nước, toàn những tờ báo và tạp chí lớn như Tạp chí Nam Phong, Ðàn Bà, tạp chí Phụ Nữ Thời Ðàm, tờ Tiếng Dân, tờ Phong Hóa Ngày Nay, v.v.... Toàn những nhà báo lớn như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Thụy An, Huỳnh Thúc Kháng....

Viên chức thì cứ tự do thi, cứ giỏi là đậu, và được làm thì lương được thừa ăn có thể làm giàu. Một giáo viên dạy kiêm 2 lớp đồng ấu và dự bị lương đến 12 đồng 1 tháng, bằng 2 chỉ vàng bây giờ. Các em học sinh không phải trả học phí. Học lên cao đẳng trở lên nữa thì mới trả tháng một vài đồng. Học giỏi được học bổng rất cao, cho cả học bổng sang Pháp học. Dân mà ốm thì được cấp thuốc không mất tiền ở trạm xá huyện. Bệnh viện tỉnh có hẳn một khu dành riêng cho dân nghèo được chữa bệnh và cơm nước không mất tiền gọi là nhà thương làm phúc. Y đạo bây giờ đã mất, bệnh viện nhan nhản mà người ốm vẫn tiền mất tật mang.

Chế độ thuộc địa của Pháp ngày xưa khi nghe tên thì sợ, nhưng trong thực tế thì vẫn đang là một giấc mơ quá xa vời của những nước đang quang quác vỗ ngực tự xưng là nước có độc lập thực sự!"


Hữu Loan và những bài thơ chính khí

(Nguyễn Mạnh Trinh)

Hữu Loan, một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, người đã phê bình sự dốt nát của các quan “văn nghệ Cộng Sản” bằng hình ảnh ví von thật ác : “Những mắt lợn thưởng tranh. Những tai trâu huấn nhạc.” Và cũng chính Hữu Loan, tác giả của bài thơ “Mầu tím hoa sim”, người đã không thèm cầm bút theo sự chỉ huy của chính quyền chuyên chế, về cày ruộng thồ đá, lao động như một nông dân chính hiệu.

Nhà thơ Hà Thượng Nhân, một người đã có thời gần gũi với Hữu Loan đã có những câu thơ phác họa chân dung thiệt sống động như :

“... Nguyễn Hữu Loan
hồn nhiên như con trẻ
đơn sơ như miệng cười
dám chân thành làm một con người
giữa bão tố quyết không là cây sậy
chỉ biết cúi đầu vâng lời lẽ phải.

Với bạn bè gìn giữ thủy chung
Đỗ Phủ xưa dù lớn vô cùng
Nguyễn Hữu Loan không chịu là Đỗ Phủ
Ba mươi mấy năm chân trần lam lũ.

- Đói khôngLoan?
Khổ không Loan?
Tao chẳng khổ bao giờ
Tao đi cày như tao làm thơ

- Mày đi cày vì mày dám làm thơ.
Thơ vĩ đại vì thơ không đánh đĩ
Bọn dối trá chẳng thể là thi sĩ
Kiệt Trụ đừng nói chuyện thi ca.
Nhớ nguyễn Du xưa rau cháo xanh da
Nửa tháng ốm không có tiền mua thuốc.
Không cần thép thơ vẫn thành bó đuốc.
Thơ nâng người cao sát với thần linh…”


Thơ, đối với Hữu Loan cũng như một số người, là cứu cánh để tồn tại và sống còn trong những hoàn cảnh bi đát nhất. Tương tự như, những người bị giam hãm trong phòng biệt giam, chung quanh là không khí u trệ hắc ám, nhìn đời sống toàn màu đen, nếu không có óc tưởng tượng để vượt trên những chấn song của những tâm hồn thi nhân thì có lẽ khó sống còn nổi trong những điều kiện sinh hoạt vô cùng ngặt nghèo. Hay, những người bị cả một chế độ khủng bố, bao vây kinh tế, theo dõi tư tưởng, cả đời lao đao. Không những chỉ một cá nhân cam chịu riêng mình mà còn cả gia đình thân quyến cũng chịu ảnh hưởng lây. Có những người vẫn an nhiên sống bất chấp đấy ải. Nhưng cũng có những người không gượng dậy nổi trước những đè nén đôi khi vượt khỏi sức chịu đựng của con người. Thơ, như ví von của Phùng Quán, là gậy chống để gượng đứng dậy và tiếp tục đi….

Nhìn lại những biến cố văn học Việt Nam, từ xưa đến nay, có những người vì án văn tự mà bị chu di tam tộc. Đó là thời quân chủ phong kiến. Chế độ Cộng Sản có những cái án mà không thành án, suốt đời đeo đẳng, Thí dụ, vụ án “Xét lại”, vụ án “ Nhân Văn Giai Phẩm“… Sự tàn bạo, khốc liệt không thua gì đời phong kiến, nếu không nói là thâm độc hơn.

Thời kháng chiến hay khi vào tiếp thu miền Bắc, Đảng Cộng sản vẫn một chủ trương văn nghệ chỉ huy, văn chương phục vụ chính trị. Từ đề cương văn hóa “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt nam” của Trường Chinh Đặng Xuân Khu đọc trước Hội Nghị Văn hóa ở chiến khu Việt Bắc năm 1948 trở về sau, một đường lối cực đoan bảo thủ được thi hành với tất cả những biện pháp khắc nghiệt dành cho những ai muốn đi ra ngoài cương lĩnh ấy.

Năm 1955, nội tình miền Bắc nhiều rối ren. Phong trào cải cách ruộng đất rập khuôn Trung Quốc đã gây ra biết bao nhiêu oan khuất và sự phẫn nộ của dân chúng lên cao đến nỗi phải phát động chương trình sửa sai để làm giảm bớt căng thẳng. Văn nghệ cũng nhân theo đó mà nêu ra những khiếm khuyết của lãnh đạo, xoáy vào những bi thảm mà chính sách cải cách ruộng đất gây ra. Để đòi hỏi những mục tiêu tự do cầm bút.

Những nhà văn như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Hữu Loan … cùng chia sẻ một chủ trương chống lại chính sách chỉ huy văn nghệ của Đảng. Những Nhân Văn Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu với những bài thơ và truyện ngắn đã gây ra những dư luận sôi nổi với sự đồng tình của mọi giới từ trí thức đến bình dân.

Mục tiêu đầu tiên là phê phán Tố Hữu một cai thầu văn nghệ với tập thơ “Việt Bắc” được coi như là đỉnh cao thi ca của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cũng như, văn nghệ sĩ đòi quyền được tự do sáng tác, không muốn bị giam hãm trong vai trò minh họa cho chế độ. Tham ô, lãng phí, cửa quyền, bất công, … tất cả những tiêu cực của chế độ được đề cập đến cũng như vai trò của những ông bình vôi, những cây đa cây đề của văn nghệ bị lột trần trong vai trò văn nô hèn hạ.

Theo nhà thơ Lê Đạt một người cột trụ của Nhân Văn Giai Phẩm trả lời bà Thụy Khuê của đài RFI mới đây thì thực hiện giai phẩm là một việc làm tự phát chứ không ảnh hưởng từ những biến cố ở Liên Xô và Trung Hoa. Nhân Văn Giai Phẩm Mùa Xuân xuất bản tháng giêng năm 1956 trong khi cuối tháng 2 cùng năm thì Đại Hội lần thứ 20 Đảng Cộng Sản Liên Xô phục hồi danh dự cho các văn nghệ sĩ bị giết hại hoặc đầy ải dưới thời Stalin. Đến tháng 5, Mao Trạch Đông phát động chiến dịch “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Năm 1956 quả là một năm đầy biến cố cho các chế độ Cộng Sản trên toàn thế giới.

Dĩ nhiên, ở Việt Nam, cả bộ máy chuyên chế không nương tay trong việc trừng phạt và dẹp tan những tư tưởng phản động chống đối. Tự phê, tự kiểm, một không khí khủng bố lan rộng trong giới văn nghệ sĩ. Trần Dần là một người hứng chịu những trừng phạt khủng khiếp nhất, không có án văn tự nhưng ghê khiếp với những hậu quả cho cả vợ con và gia đình. Ông bị Đảng không cho phép kết hôn với bà Bùi thị Ngọc Khuê là người có gia đình di cư vào Nam và thuộc giới tư sản địa chủ. Ông bất chấp và xin ra khỏi quân đội cũng như bỏ sinh hoạt Đảng đoàn. Vì những bài thơ chống chế độ. Ông bị bắt giam, có lúc uất ức cứa cổ tự sát. Họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ chân dung một người có vết sẹo trên cổ ám chỉ Trần Dần và bị kết tội “Bọn Nhân Văn”. Lúc đó, bị gán cho nhãn hiệu ấy là một tội danh chết người.

Trần Dần bị kết tội là đồ đệ của Hồ Phong, một nhà văn đã viết bức thư ngỏ gửi Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Hoa phê phán “năm lưỡi dao” đâm vào tim óc các nhà văn, bị bắt giam và đầy đọa tới chết trong những trại lao cải tàn khốc. Thế là, cả đời của nhà thơ Trần Dần và gia đình rơi vào tình trạng vô cùng khốn khổ. Gia cảnh nheo nhóc, con cái học hành dang dở tuy thông minh hiếu học nhưng vì cái án treo Nhân Văn lơ lửng. Bị bao vây kinh tế, ông suốt đời như cái bóng âm thầm, nhiều người thương tình muốn giúp đỡ mà không dám sợ bị tội liên quan. Như thế ai mà cả gan dám quan hệ với Trần Dần sẽ bị hậu quả ngay. Vậy, vẫn có một người đã dám công nhiên chia sẻ bằng thi ca. Đó là tác giả “Màu tím Hoa Sim”. Hữu Loan.

Hữu Loan, một kiện tướng văn nghệ với bài thơ “Màu tím hoa sim” mà người yêu thơ cả hai miền Nam Bắc truyền tụng hay truyện ngắn “Lộn Sòng” đăng trên Giai Phẩm Mùa Đông năm 1956 đã gây ra những chấn động cho chế độ miền Bắc. Hơn thế nữa, ông là một người kiên cường, từ bỏ tất cả để về quê ông ở Thanh Hóa làm ruộng, đi cày, thồ đá, sống thanh bạch. Bị đày về quê nhà, đóng vai trò nông dân, ông phải cày bừa, kéo những xe chở đá nặng nề khổ sở như những người bị lao động khổ sai. Đảng cố tình đầy đọa ông và gia đình suốt ba chục năm trường mà ông vẫn kiên cường chịu đựng. Về sau này, khi chế độ bị bắt buộc phải thay đổi đường lối cực đoan, thì nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo văn nghệ đến ve vuốt theo lệnh Đảng để lợi dụng danh tiếng và tài năng của ông. Ông vẫn giữ mực thường tiếp đãi, tự nhiên không cay đắng không xun xoe. Trong mọi thái độ vẫn giữ tính chất của kẻ sĩ.

Thấy tính cảnh của gia đình Trần Dần, Hữu Loan viết tặng bạn bài thơ “Dao khúc : cừu và cò “với những ví von ẩn dụ. Hữu Loan đã mang câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…” vào thơ mình với hình ảnh nhiều nỗi niềm.

Vẽ hình ảnh của Trần Dần bằng những câu thơ :

“... Bố Cò chỉ ngồi
nằm hay đứng
không đi
Phong Ác bắt
Cứ đi
Là phải
Đi còm…“


Vẽ hình ảnh của bà vợ Trần Dần, một nhân dáng tội nghiệp vì chồng vì con mà hy sinh với chịu đựng biết bao nhiêu khổ nạn :

“Cò Mẹ kiếm ăn
trên cạn
giữa những nơi hôm qua còn là bãi chiến trường
dẫy đầy mìn bom
nổ rồi
chưa nổ
giữa đế dép nát, giày hư, vỏ rum, Bồ đào, Vốt ka hảo hạng
hộp sữa, hộp bơ
cặn bã phù hoa
từ yến tiệc lầu cao quẳng xuống
(nước miếng dào lên
chát đắng
trong mồm)


Vẽ hình ảnh của những đứa con :

“… Cò Bé không thương thì ai thương mẹ?
Cò Bé còn thương cha
Và suốt đêm thức vẽ
Bé vẽ cha
Một mắt
Mầu đỏ mưa sa
Trên hình chữ nhật
Đồng tử vàng tang
Đưa ma
Phố sập
Vẽ cổ cha
Gân to
Kim ấn
Vắt ngang!
- Lập thể Picasso?
- Cubitsm Cò con
Chưa có Cò đâu
Khi có
“vấn đề bố Cò”
đăng trang đầu
“Đây “Nhân Dân” Số 1…”


và phác họa một thời đại của những con cừu non với những bánh vẽ của một chế độ độc đoán:

“... bọn nghệ nô
đem hết tài
khuyển

tạo mầu
tạo thanh
gây ảo
tối
đa
hay hiện thực quái thai
thảo nguyên âm thanh
thảo nguyên áp phích
xanh mướt
mênh mông
ngon mắt
ngon tai
đến tận thiên hà!
(chỉ không ngon miệng)
vì thèm quanh năm
(như tội tổ tông)
được gậm
được nhai
được tiêu hóa
dần
một bữa
no

thật…”


Bài thơ khá dài, Hữu Loan đã so sánh hai phận người, một con cò lặn lội bờ sông và một những con cừu cam chịu phận hèn, ở trong “khuôn“ thì phải “khổ“.

Thơ Hữu Loan như những âm thanh gợn lên từ những xúc cảm từ nỗi uất hận từ những trái tai gai mắt của một thế kỷ nhiễu nhương. Câu kết như một lời “ai điếu cho một nền văn chương minh họa”

“... Tiếng người hát
trong không thời gian
vang vọng
(xùi xụt mưa thu điệp khúc
Chiêu Hồn)
Những thân Cò
Từ nguyên thủy
Việt Nam
Hỡi người Cò
Thời văn minh Cộng Sản
Vị dương gian tối cao
Đội trưởng
Đội
Thập loại chúng sinh Cò.


Hữu Loan đã làm một công việc của một người thấy sự bất bằng mà lên tiếng. Đã có kinh nghiệm sống với cộng sản, ông cũng thừa hiểu những trò trả thù của chế độ. Nhưng, có hề gì, đã hơn ba mươi năm trong lò luyện ngục thì xá gì thêm một chút đòn hằn !!!


Mạn đàm cùng nhà thơ Hữu Loan

(Một độc giả Vietnamexodus)

Đây là một tư liệu thuộc loại quý hiếm về nhà thơ Hữu Loan - tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim - đó là cuốn video mạn đàm với nhà thơ, được thực hiện ngay tại tư thất của ông ở tỉnh Thanh Hóa vào năm 2000. Lời yêu cầu của người gởi tặng cuốn video này là "hãy gìn giữ lại lịch sử đích thật của dân tộc Việt Nam".

Đúng vào ngày thâu hình buổi mạn đàm, một nhóm đại biểu quốc hội VN đến tìm nhà thơ Hữu Loan, nhưng ông từ chối không tiếp. Đại biểu đứng ngoài hàng rào nói vọng vào trong lúc nhà thơ Hữu Loan ở ngoài vườn: "Ông khoẻ không?"

Nhà thơ Hữu Loan trả lời : "Nhìn thì biết!"

Đại biểu quốc hội hỏi tiếp: "Dạo này ông làm gì?"

Nhà thơ Hữu Loan đáp: "Tôi học làm người!"

Thấy không được tiếp, đoàn đại biểu bỏ ra về!

Trong buổi mạn đàm, nhà thơ Hữu Loan kể lại việc ông bị cấm đoán không được phép xuất bản các sáng tác của ông như thế nào. Ông đã nhiều lần bị ám sát hụt ra sao? Nhà thơ Hữu Loan nói gì về nhà thơ Nguyễn Duy? Ông phê bình thế nào về một vài nhân vật liên quan đến ngành văn hóa ở Việt Nam?

Chúng tôi xin chia buổi nói chuyện này ra làm hai phần. Phần 1 là phần âm thanh của cuộc mạn đàm của nhà thơ Hữu Loan. Phần 2 sẽ là vừa phần âm thanh và phần video của cuộc màn đàm đó. Lý do vì chúng tôi cần phải có thời gian để chuyển phần hình ảnh từ video qua dạng Mpeg để có thể phát được trên mạng. Chúng tôi xin thành thật cám ơn một bạn đọc đã gởi tặng cuốn video hiếm quý này về nhà thơ Hữu Loan.

Nguồn Video:
- Phần 1
- Phần 2
- Phần 3
- Phần 4
- Phần 5

Nguồn Audio:
- Mạn đàm cùng nhà thơ Hữu Loan



Blogger Trịnh Hội viếng tác giả Màu Tím Hoa Sim

(Trịnh Hội blog)

Đêm hôm qua tôi nhận được tin nhà thơ Hữu Loan vừa qua đời mà lòng bỗng cảm thấy luyến tiếc, hụt hẫng. Cứ ngỡ như là mình vừa mất một người thân mà mình hằng thương mến. Dẫu biết rằng tuổi ông đã cao, gian khổ đã nhiều. Và đời người phù du, ai sinh ra cũng sẽ không tránh khỏi câu sinh, lão, bệnh, tử. Thế nhưng tôi vẫn có cảm giác như ông chưa nên vội ra đi trong lúc này.

Vì thế gian vẫn còn rất nhiều người mến mộ ông. Có thể học được từ ông rất nhiều về tình người và sự trung trực. Và đất nước vẫn còn nợ ông một lời xin lỗi. Cho dù là nó có muộn màng bao nhiêu hay chẳng giúp được gì cho chính ông. Khi sinh thời hay trong hiện tại.

Tôi tiếc là vì vậy.

Còn nhớ năm nào tôi may mắn tìm ra được nhà ông ở thôn Vân Hoàn, Xã Nga Lĩnh, Huyện Nga Sơn ở Thanh Hóa. Và bên hiên nhà ông đã chia xẻ với tôi biết bao câu chuyện về quãng đường mà ông và gia đình đã nhọc nhằn bước qua kể từ ngày ông quyết định rũ áo từ quan ở Hà Nội để trở về quê sinh sống.

Vì ông không thể nào chấp nhận một chế độ hà khắc và một chính sách tàn bạo của thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm và Cải Cách Ruộng Đất. Để ai cũng có thể bị cho là phản động. Để người có thể hại người. Anh có thể giết em. Con cái sẵn sàng đấu tố cha mẹ.

Lúc ấy ông đã ăn thọ 90 tuổi. Thế nhưng tinh thần ông vẫn còn rất minh mẫn, đôi mắt ông vẫn sáng ngời mỗi khi nhắc lại những kỷ niệm vui buồn của ngày xưa. Lúc ông cãi tay đôi với ông Hồ Chí Minh ngay tại Quốc Hội về những sai phạm của chế độ đương thời. Hay khi ông phải về quê tự làm nông, đẽo đá nuôi nấng gia đình trong cơn túng thiếu và sự trù dập của chế độ.

Đến một chiếc xe cút kít kéo tay, ông bảo, họ cũng không cho ông sử dụng. Và lẽ ra ông đã bị họ giết mất lâu rồi nếu như người công an được giao cho nhiệm vụ phải xử ông không nỡ ra tay vì ông đã làm một bài thơ rất hay nói về làng quê của chính người công an đó.

Ông bảo cuối cùng cũng nhờ làm thơ mà ông mới sống đến bây giờ.

Cũng như chỉ cần một bài thơ duy nhất mà nay ai cũng biết đến tên ông:

Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được nhìn nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím

Ông đã kể cho tôi nghe nhiều lắm về nỗi đau để mất người vợ đầu tiên của ông.

Chiều hôm ấy sau khi trò chuyện xong ông đã bảo đứa cháu gái ông dắt tôi lên ngọn đồi gần nhà để tìm lại màu hoa sim tím của năm nào. Nhưng chúng tôi tìm mãi chỉ thấy đây đó lác đác một vài cành hoa sim chưa nở rộ. Nó cũng cùng một màu tím đấy nhưng không biền biệt như trong thơ ông:

Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…

Trở về nhà ông trên con đường làng vắng lặng trong buổi chiều tàn, tôi cũng chợt nhận thức ra được rằng chắc phải lâu lắm tôi mới có dịp gặp lại ông. Vì thế trước khi chia tay từ giã tôi đã xin ông viết cho tôi đôi chữ để tôi có thể giữ lại làm kỷ niệm cho riêng mình.

Đưa cánh tay gầy guộc khẳng khiu để cầm lấy cây viết tôi đưa cho ông, ông cười lớn, mắt vẫn sáng ngời bảo rằng ông đâu biết viết gì để tặng tôi.

Tôi vội đáp thưa ông điều gì cũng được.

Thế là cầm trên tay mảnh giấy học trò tay run run ông đã nguệch ngoạc viết tặng cho tôi một dòng duy nhất:

Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài.

Và đấy cũng là những gì mà tôi sẽ luôn nhớ mãi về ông.

Xin gửi đến ông lời cảm ơn chân thành. Cùng với những lời cảm phục sâu sắc nhất.


Câu đối TS Hà Sỹ Phu viếng Nhà thơ Hữu Loan



Câu đối SeaFree viếng Nhà thơ Hữu Loan
Khóc vợ đồi sim, tím cả chiều hoang thành tình ca bất tử
Nhân văn giai phẩm, xanh màu đá bạc sống trọn kiếp ung dung


.
◄◄ Home

0 comments:

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!