Tiếng nói của tù nhân lương tâm - LM Nguyễn Văn Lý

Linh mục Nguyễn Văn Lý về đến nhà chiều Thứ Hai, 15/3/2010 thì tối hôm ấy, hầu như cộng đồng mạng quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam đều biết tin.

Chỉ ít giờ đồng hồ sau khi từ trại giam trở về Huế, LM Nguyễn Văn Lý đã trả lời phỏng vấn RFA, RFI... Trong cả hai cuộc nói chuyện này, linh mục đều nhấn mạnh:

Cho đến bây giờ tôi vẫn không công nhận đó là một bản án công bằng và văn minh. Tôi không bao giờ nhận mình là phạm nhân. Suốt 3 năm qua, trong tất cả các giấy tờ tôi đều ký là Tù nhân lương tâm - Linh mục Công giáo của Tổng Giám mục Huế.

Linh mục còn cho biết thêm:
Bản án này tôi cũng không cho là văn minh, ở chỗ này, tôi đã tuyên bố với họ nhiều lần: - Cách đây hơn 160 năm, ông Karl Marx ở London viết tuyên ngôn Đảng Cộng sản và bộ Tư bản luận thì không bị bắt... Hôm nay tôi cũng làm những công việc tương tự mà tôi lại bị bắt. Chứng tỏ rằng pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn lạc hậu hơn cả thời đế quốc Anh cách nay gần 200 năm.
Và nhóm Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp ra báo "Người Cùng Khổ"... Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Phan Thế Truyền và cả Nguyễn Tất Thành... đều không bị bắt.
Chứng tỏ luật pháp của thực dân Pháp lúc đó vẫn văn minh hơn luật pháp Việt Nam hôm nay.

RFA tổng hợp quá trình bị giam cầm của LM Nguyễn Văn Lý:

- Cuối tháng 3 năm 2007, linh mục Nguyễn Văn Lý bị Toà án tỉnh Thừa Thiên - Huế phạt 8 năm tù và 5 năm quản chế vì “tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam”. Bản án này đã bị cả dư luận trong nước lẫn cộng đồng quốc tế chỉ trích kịch liệt.
Tuy chỉ là tạm tha nhưng vẫn có thể xem đây là lần thứ tư chính quyền Việt Nam phải nhượng bộ, thả linh mục Nguyễn Văn Lý ra khỏi trại giam, trước khi ông thi hành đủ mức hình phạt mà Toà án Việt Nam đã tuyên.

1. Tháng 9 năm 1977, linh mục Nguyễn Văn Lý từng bị kết án 20 năm tù vì “chống phá cách mạng” nhưng ba tháng sau ông đã được trả tự do.

2. Tháng 5 năm 1983, linh mục tiếp tục bị kết án 10 năm tù vì “gây rối trật tự” nhưng 9 năm sau (tháng 7 năm 1992), chính quyền buộc phải thả ông trước thời hạn.

3. Lần thứ ba, vào tháng 10 năm 2001, linh mục bị kết án 15 năm tù vì hai tội “phá hoại chính sách đoàn kết” và “không chấp hành quyết định quản chế hành chính”, tuy nhiên hơn ba năm sau (tháng 2 năm 2005), chính quyền Việt Nam tiếp tục phải tha linh mục Nguyễn Văn Lý. Chính quyền cho rằng, linh mục đã “biết lỗi” và “hối hận”.

Hình ảnh LM Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại phiên tòa 3/2007


4. Hai năm sau, vào tháng 3 năm 2007, chính quyền Việt Nam tiếp tục phải cầm giữ linh mục Nguyễn Văn Lý bằng bản án thứ tư với hình phạt là 8 năm tù.

Nguồn liên quan:
* LM Nguyễn Văn Lý trả lời phỏng vấn RFA sau khi được trả tự do

* VIỆT NAM - Linh mục Nguyễn Văn Lý được đưa về Tòa Tổng Giám mục Huế để điều trị trong 12 tháng

Một số hình ảnh trong ngày 15/3/2010:

LM Nguyễn Văn Lý (phải) và LM Phan Văn Lợi tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010.


Xe cứu thương đưa Linh mục từ trại Ba Sao về Huế


Người thân đỡ Linh mục xuống xe


Vui mừng phút giây hội ngộ


Linh mục cùng chị gái


Tường trình chi tiết do Phóng viên Khối 8406 và Linh mục Phan Văn Lợi cung cấp:

Từ 4 giờ sáng, xe cứu thương của trại giam Ba Sao (còn gọi là trại Nam Hà), huyện Kim bảng tỉnh Hà Nam đã đưa cha Lý ra xe.

Đi trên xe có ông phó giám thị trại, viên công an giám sát Linh mụcc Lý là trung tá công an tên Nam, một bác sĩ và 2 nhân viên công an khác. Suốt chặng đường dài từ Hà Nam vào Huế, cha Lý phải nằm trên băng-ca, không thể ngồi dậy được (vì chóng mặt).

Sau gần 12 giờ, xe chạy tới Huế. Linh mục Lý được đưa tới Ủy Ban Nhân dân phường Vĩnh Ninh (khu vực trong đó có Tòa Giám mục và Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế) để làm thủ tục “bàn giao” vì cơ quan cấp phường này sẽ tiếp tục việc quản chế giám sát các hoạt động tiếp theo của Linh mục.

Tại trụ sở phường, có một số phóng viên đài báo nhà nước đã trực sẵn.

Sau khi nhận hồ sơ từ ông Phó giám thị trại giam, ông chủ tịch Phường, tên là Chánh (không rõ họ) tuyên bố với cha Lý những yếu cầu của chính quyền địa phương như:

1- Không được nói hay làm bất cứ điều gì chống lại nhà nước.
2- Nếu có biểu hiệu vi phạm pháp luật như thế, chúng tôi sẽ lập biên bản.
3- Ra khỏi phường phải xin phép!

Linh mục Lý trả lời: “Tôi nói thẳng với quý vị điều tôi đã từng nói trước đây với người của nhà nước, của tòa án, của trại giam: tôi không bao giờ nhận mình là phạm nhân cả, mà chỉ là tù nhân lương tâm. Xin quý vị nhớ cho!”

Sau đó công an cùng ông chủ tịch phường đưa Linh mục Lý về Nhà Chung (trong cùng một khuôn viên với Tòa Giám mục Huế).

Đón Linh mục Lý là Đức Giám mục Phụ tá Lê Văn Hồng (Đức TGM Nguyễn Như Thể đang đi công tác tại Sài Gòn), cha quản lý Nhà Chung, cha thư ký Tòa Giám mục, chị gái Linh mục Lý cùng những người bạn cũ.

“Ông có nhớ cách đây ba năm, tối ngày mồng hai Tết năm 2007, ông đã lừa tôi bằng cách gõ cửa xin vào thăm tết mà đằng sau là cả một toán công an tràn vào bắt tôi không?”
Khi được ông chủ tịch phương đưa đến tận phòng mình đã ở gần 3 năm trước đây, cha Lý vừa cười vừa nói với chủ tịch phường: “Ông có nhớ cách đây ba năm, tối ngày mồng hai Tết năm 2007, ông đã lừa tôi bằng cách gõ cửa xin vào thăm tết mà đằng sau là cả một toán công an tràn vào bắt tôi không?”

Sau đó Linh mục Lý lần lượt tiếp nhiều người khách từ các giáo xứ lân cận đến. Ai cũng nhận thấy cha tuy sắc mặt khá hồng hào, tươi tỉnh nhưng có phần hơi ốm và đôi chân thì không thể đứng thẳng được. Muốn di chuyển phải dùng một cái nạng 4 chân (xin xem hình).

Mặc dù sức khỏe Linh mục không được tốt song trí óc vẫn sáng suốt và tinh thần vẫn kiên vững.

Linh mục Lý cho biết là hôm thứ 5 tuần trước, 11/03/2010, cán bộ trung ương đã vào gặp ông hỏi thăm sức khỏe. Tiếp đó, chiều ngày 14/3/2010, cán bộ trại đã đến thu dọn đồ đạc của ông, bỏ vào các xắc tay và báo cho ông là sáng mai, sẽ phải thức dậy lúc 4 giờ.

◄◄ Home

2 comments:

Anonymous said...

Cha Lý đã về nhà, mừng quá!

Cục diện đấu tranh chống độc tài cộng sản ngày hôm nay đã khởi đi từ những tấm bảng "Tự do hay là chết" ở Nguyệt Biều mà người đứng đầu không ai khác hơn là cha Lý. Nói cách khác, theo tôi, cha Lý là linh hồn của những đổi thay tích cực cho bây giờ và mai sau.

Họ không tiêu diệt được Cha.
Họ không bịt miệng được Cha.
Họ không cản được bước chân tiến về phía ánh sáng công lý của Cha.
Nay họ còn không nhốt tù được Cha như họ vẫn muốn.

Sức mạnh bạo quyền của họ đã bị soi mòn. Nó phải bị soi mòn nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa trong những ngày tháng tới - trước khi TQ kiểm soát được đất nước chúng ta.

Nguyễn Phan

Sea Free said...

Đồng ý với anh NP,
Nhà cầm quyền đem giam những người như Cha Lý, quản thúc Hòa thượng Thích Quảng Độ, bỏ tù những nhà đấu tranh vì Dân chủ... trách gì đạo đức xã hội ngày càng suy đồi. Âu cũng là quả báo nhãn tiền vậy!

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!