Cần phân biệt giữa ái ân và cưỡng hiếp!

Kể từ thuở ban sơ của xã hội loài người, chiến tranh đã xuất hiện và đồng hành cùng nhân loại suốt mấy ngàn năm như một cơn ác mộng triền miên chưa có dấu hiệu bừng tỉnh.

Có cuộc chiến để chiếm đoạt của cải vật chất, có cuộc chiến vì xung đột niềm tin tôn giáo, thậm chí có cuộc chiến nổ ra chỉ vì tranh giành một giai nhân!... Nhưng vượt lên trên tất cả, là cuộc chiến tranh xâm lăng và bành trướng lãnh thổ.

Đó là một hệ quả tất yếu trong mối quan hệ chằng chịt đầy hỗn tạp của luật sinh tồn. Giữa đất trời tự nhiên mênh mông hoang dã, con người chỉ là những sinh linh yếu ớt, luôn phải đương đầu với biết bao bất trắc đến từ muôn hướng. Cộng đồng nào quy tụ được số đông và tồn tại vững vàng trên một vùng đất nhất định, sẽ định hình nên một dân tộc gắn liền với lãnh địa ấy. Khi đã yên ổn tương đối, đã chế ngự được phần lớn những trở ngại của thiên nhiên, các cộng đồng lớn mạnh đều có chung xu hướng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Bắt đầu là những vùng đất lân cận, nếu đủ nhân lực và tài lực, họ sẽ vươn cánh tay thu phục trải dài khắp năm châu bốn biển. Nhiều cộng đồng và sắc dân bị khuất phục, nhiều vùng lãnh thổ được sang tên đổi chủ, bản đồ thế giới không ngừng được hiệu chỉnh đường biên phân định suốt mấy ngàn năm qua.

Điều gì quyết định sự sống còn của một quốc gia, một dân tộc?

Hơn hai ngàn năm nay, dân tộc Việt đã rất nhiều lần xác quyết tinh thần tự chủ, để không bị hòa tan vào cộng đồng to lớn và nhiều dã tâm đến từ phương Bắc. Qua bao nhiêu triều đại, gây bao cuộc chiến tranh xâm lăng nhằm thực hiện mưu đồ đồng hóa dân Nam, họ đều chuốc lấy thảm bại. Kể cả thời kỳ đế chế Bắc triều hùng mạnh nhất, khi vó ngựa Mông Nguyên giẫm nát khắp Á - Âu, họ cũng không thể vượt qua được tinh thần Việt bất khuất. Ba lần nỗ lực thuần phục nước Nam, vó ngựa viễn chinh và sở trường kiếm cung của họ đều trở thành chứng tích cho những bài học về lòng yêu nước chống ngoại xâm của người Việt.

Gần đây, khi làn sóng căm phẫn của giới sĩ phu đương thời trỗi dậy thúc giục chính phủ phải minh định chủ quyền biên giới và hải đảo, bỗng xuất hiện nhiều ý kiến phản nghịch táo tợn về ý đồ và cẩu thả trong diễn đạt. Dễ nhận thấy kẻ nào đứng sau thủ lợi và khởi xướng những quan điểm được xem là nối giáo cho giặc này. Tuy nhiên, bài viết này chỉ vạch ra những sai lầm căn bản nhất của các quan điểm đi ngược lại tinh thần quốc gia và ý thức dân tộc nói trên.

Thứ nhất, quan điểm cho rằng Ải Nam Quan không phải là của Việt Nam với ngụy biện rằng, đó là đài quan sát nhìn về phía Nam, nên hiển nhiên nó là do người phương Bắc xây dựng. Còn nếu nó là của người Việt thì phải được gọi là "Bắc Quan", tức là xây lên để quan sát về phía Bắc!!!

Sai lầm khách quan là nhầm lẫn trong khái niệm. Ải Nam Quan thực chất không phải là đài quan sát nhân tạo mà đó là một hình thế địa lý tự nhiên. Thuở xưa khi khoa học kỹ nghệ chưa phát triển, chưa có khái niệm bạt đồi xuyên núi để mở đường, thì các lộ giao thông đều phải dựa vào địa thế tự nhiên. Ải có thể hiểu nôm na là lối đi tự nhiên nằm giữa 2 ngọn trong một dãy núi tương đối dài. Vì thế, tất cả các con đường thông thương giữa hai bên dãy núi đều phải đi qua cửa ải. Chính vì vị trí đặc biệt này nên ải luôn được xem là vị trí xung yếu trên quan lộ thời bấy giờ. Thậm chí, nó còn được dùng làm hình tượng ví von trong văn học. Chẳng hạn, "anh hùng khó qua ải mỹ nhân" hay "muốn X thì phải qua được cửa ải Y"...

Sai lầm chủ quan là quên lãng sử tích nước nhà. Đó là vào năm 1407, khi quân Minh xâm lược nước Việt, Nguyễn Phi Khanh bị Trương Phụ bắt và giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi khóc chạy theo cha ra đến ải Nam Quan. Hoặc bài thơ của đại thi hào Nguyễn Du cũng chứng tỏ ải Nam Quan đã thuộc Việt Nam từ thời Lý-Trần:

Trấn Nam Quan

"Lý Trần cựu sự yểu nan tầm,
Tam bách niên lai trực đáo câm (kim).
Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện,
Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm.
Địa thiên mỗi vị truyền văn ngộ,
Thiên cận tài tri giáng trạch thâm.
Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu,
Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm."


Thứ hai, quan điểm cho rằng vùng đất từ Thuận Hóa trở vào là của Chiêm Thành bị người Việt xâm lấn!

Như đã nói ở trên, mở mang bờ cõi và thuần phục sắc tộc là hệ lụy tất yếu trong luật sinh tồn. Khi nhà Nguyễn tiến hành công cuộc Nam tiến ở đầu thế kỷ XVII, những vùng nầy còn đang hoang sơ và cư dân thưa thớt. Ở đây nên dùng từ "khẩn hoang, khai phá" có lẽ chính xác hơn là "xâm lăng". Bởi vì, không có cuộc chiến tranh đáng kể nào xảy ra giữa những người đi khai phá và cư dân bản địa. (Không kể những lần xung đột trước đó giữa Chiêm Thành với các triều Lê, Lý, Trần, Hồ). Có lẽ, cộng đồng người Chăm quá tản mác và yếu đuối trước thiên nhiên, và tinh thần dân tộc của họ không đủ lớn để thực hiện một cuộc khởi nghĩa phản kháng nào trong suốt mấy thế kỷ "xâm lược" của người Việt! Nếu thật sự có một quốc gia Chiêm Thành đã từng tồn tại ở đây mấy trăm năm trước, thì hiển nhiên, nó đã bị đồng hóa bởi dân tộc Việt.

Không ai phê phán sự đồng hóa khi đối tượng bị động cam tâm chấp nhận. Tương tự như tình cảnh một chàng trai lực lưỡng ghì cô gái dậy thì vào lòng với chủ tâm chiếm đoạt. Nếu cô gái ấy cảm thấy vòng tay chàng đủ ấm áp và bờ vai chàng đủ mạnh mẽ cho mình nương tựa, thì, đất trời sẽ chứng nhận cuộc giao hoan nồng cháy, để yên bình đơm hoa kết trái cho các thế hệ kế tiếp.

Còn trường hợp người con gái Việt Nam mảnh mai hiền thục, không mảy may có chút cảm tình với anh Tàu phương Bắc nhiều mưu mô xảo quyệt, thì sự phản kháng đã diễn ra trên suốt chiều dài mấy ngàn năm ve vãn. Mỗi triều đại đều gắn liền với ít nhất một cuộc chiến tranh quyết liệt. Do đó, đừng có ví cử chỉ ân ái tự nhiên thuần khiết với hành động cưỡng đoạt thể xác.

Là người con gái Việt Nam đoan trang tiết hạnh, bạn có chấp nhận hành vi sàm sỡ của tên láng giềng to xác ở phương Bắc hay không?

------------------------
(*) Bản dịch của Đỗ Văn Hỷ - Sách Địa Chí Lạng Sơn (tr.279):

Lý-Trần việc cũ dấu phai mờ
Năm đã ba trăm kể đến giờ
Muôn núi ải quan nằm chính giữa
Một thành Hoa-Việt vạch đôi bờ
Trời đất mới biết ơn sao nặng
Đất hẹp xui nên chuyện hóa ngờ
Mây biếc quay nhìn nơi cửa khuyết
Nhạc Thiều văng vẳng tiếng xa đưa


.
◄◄ Home

0 comments:

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!