Top ten fighter planes

Kênh truyền hình khoa học Discovery đã công bố danh sách 10 chiến đấu cơ hàng đầu của thế kỷ XX.

Tiêu chí đánh giá dựa vào các tính năng mang tính đột phá trong kỹ nghệ hàng không và vai trò thực sự của chúng trên chiến trường. Có lẽ giá trị sử dụng trên thực tiễn là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong bảng xếp hạng của Discovery, bởi lẽ, còn rất nhiều chiến đấu cơ khác có tính năng kỹ thuật rất mạnh (như F-15 Eagle, Su-27 Flanker, Mig-29 Fulcrum, EuroFighter, Mirage 2000...)

Hạng 10: F-117A Nighthawk Stealth Fighter (1983)

Đây là loại máy bay một chỗ ngồi, dùng hai động cơ của hãng Lockheed Martin. Là chiếc chiến đấu cơ đầu tiên được thiết kế để khai thác công nghệ tàng hình hạn chế khả năng bị phát hiện (Low-observable - gần như vô hình trong tầm quan sát của radar). Dự án mang bí danh "Skunk Works" phát triển bắt đầu vào năm 1978 và hợp đồng được trao cho Lockheed Advanced.



Chuyến bay thử đầu tiên diễn ra vào năm 1981, nhưng toàn bộ thông tin và quá trình chế tạo được giữ bí mật quân sự cho đến năm 1988. Trong suốt cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, F-117 tham gia hơn 1300 phi vụ (với 6905 giờ bay) để triệt hạ khoảng 1600 mục tiêu quan trọng mà không chịu một tổn thất nào!
Cho đến cuộc chiến ở Kosovo năm 1999, Nighthawk mới bắt đầu bị phát hiện bởi các radar thế hệ mới. Chiếc F-117 đầu tiên (và có thể là duy nhất) bị bắn hạ bởi hỏa tiễn địa-không của Nam Tư cải tiến từ loại Isayev S-125 'Neva' (do Soviet chế tạo)

Đúng theo tên gọi Nighthawk, F-117 chuyên thực hiện các phi vụ về đêm, với độ linh hoạt cao trong khi bay và gần như vô hình trước màn hình theo dõi của radar đối phương.

Các bề mặt và góc cạnh được tối ưu hóa để phản xạ các tín hiệu radar đối phương vào chùm hẹp, và triệt tiêu các sóng radar phản hồi. Tất cả các cửa ra vào và các tấm mở trên máy bay có răng cưa về phía trước và theo sau các cạnh để tán xạ sóng radar.

Do sử dụng các công nghệ từ thập niên 1970s, F-117 đã dần dần được Không lực Hoa kỳ thay thể bởi loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): 1 người
Chiều dài (Length): 65 ft 11 in (20.09 m)
Sải cánh (Wingspan): 43 ft 4 in (13.20 m)
Chiều cao (Height): 12 ft 9.5 in (3.78 m)
Diện tích cánh (Wing area): 780 ft² (73 m²)
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 29,500 lb (13,380 kg)
Trọng lượng phi hành (Loaded weight): 52,500 lb (23,800 kg)
Động cơ (Powerplant): 2 × General Electric F404-F1D2 turbofans, mỗi cái có công suất 10,600 lbf (48.0 kN)

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): Mach 0.92 (617 mph, 993 km/h)
Vận tốc hành trình (Cruise speed): Mach 0.92
Tầm hoạt động (Range): 930 NM[56] (1720 km)
Trần bay (Service ceiling): 69,000 ft (20,000 m)
Độ nâng của cánh (Wing loading): 65 lb/ft² (330 kg/m²)
Thrust/weight: 0.40

Vũ khí
Được giấu kín bên trong thân máy bay, không treo ở các tháp ngoài như các loại chiến đấu cơ thông thường khác:
2 x BLU-109 hardened penetrator
2 x GBU-10 Paveway II laser-guided bomb
2 x GBU-12 Paveway II laser-guided bomb
2 x GBU-27 Paveway III laser-guided bomb
2 x JDAM INS/GPS guided munition

Hạng 9: DR.1 Fokker Triplane (1917)

Chiếc máy bay nổi tiếng nhất của Thế chiến I, Fokker Dr.1 (Triplane) do Reinhold Platz thiết kế và được Fokker-Flugzeugwerke chế tạo. Dr.1 đã bay chuyến đầu tiên vào ngày 05 tháng 7 năm 1917 và thực sự hoạt động vào mùa xuân năm 1918.



Sau khi thử nghiệm với nguyên mẫu v.3, cánh bị rung mạnh, Reinhold thiết kế lại các mẫu thử nghiệm tiếp theo, v.4, với thanh chống rỗng giữa các lớp cánh. Nguyên mẫu cuối cùng, được biết đến như là Dr.1, cũng đã có những cải tiến cho các cánh tà và bánh lái hướng.

Dr.1 có một buồng lái mở một chỗ ngồi. Nó được trang bị hai súng máy 7.92mm với một cơ cấu truyền động được thiết kế để bắn đạn qua khoảng trống của cánh quạt. Tuy có kích thước nhỏ hơn nhưng Dr.1 có khả năng cơ động cao hơn so với những chiếc máy bay khác trong Thế chiến I, hầu hết rất chậm chạp vào thời điểm đó.

Xuất hiện vào thời điểm gần kết thúc chiến tranh, Dr.1 cũng đã có khoảng 80 phi vụ thắng lợi.

Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): 1 người
Chiều dài (Length): 5.77 m (18 ft 11 in)
Sải cánh (Wingspan): 7.20 m (23 ft 7 in)
Chiều cao (Height): 2.95 m (9 ft 8 in)
Diện tích cánh (Wing area): 18.70 m² (201 ft²)
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 406 kg (895 lb)
Trọng lượng phi hành (Loaded weight): 586 kg (1,292 lb)
Động cơ (Powerplant): 1 × Oberursel Ur.II 9-cylinder rotary engine, 82 kW (110 hp)

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): 185 km/h (115 mph)
Vận tốc hành trình (Cruise speed): 72 km/h (45 mph)
Tầm hoạt động (Range): 300 km (185 mi)
Trần bay (Service ceiling): 6,095 m (20,000 ft)
Vân tốc thăng thiên (Rate of climb): 5.7 m/s (1,130 ft/min)

Vũ khí
2 súng máy 7.92 mm (.312 in) "Spandau" LMG 08/15.


Hạng 8: Mitsubishi Zero-Sen (A6M2) - 1937

Mitsubishi A6M2 Zero-Sen là loại máy bay tiêm kích cánh đơn một chỗ ngồi, dùng để thay thế cho phiên bản Mitsubishi A5M, là máy bay nổi tiếng nhất của Nhật Bản trong Thế chiến II.



Do tầm hoạt động và năng suất tác chiến vượt trội của A6M2, nó đã được Nhật Bản sử dụng trong hầu hết mọi chiến dịch quân sự tại Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Zero-Sen được trang bị hai đại bác 20mm đời 99 và hai đại liên 7.7mm đời 97. Đó là một hệ thống hỏa lực đáng sợ lúc bấy giờ.

Nó vẫn chiếm vị thế thượng phong cho đến khi Hải quân Hoa kỳ lấy được gần như nguyên vẹn một chiếc Zero bị hết xăng đáp trên một hòn đảo thuộc Thái Bình Dương. Họ gấp rút phát triển chiến đầu cơ F6F Hellcat trên cơ sở thừa hưởng những ưu thế và cải tiến các yếu điểm của Zero-Sen, làm bất ngờ cho các lực lượng Nhật Bản trên chiến trường Thái Bình Dương lúc ấy.

Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): 1 người
Chiều dài (Length): 9.06 m
Sải cánh (Wingspan): 12 m
Chiều cao (Height): 3.05 m
Diện tích cánh (Wing area):
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 1,680 kg
Động cơ (Powerplant): 1 x Engine 1 Nakajima NK1C Sakae 12

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): 533.5 km/h
Tầm hoạt động (Range): 3,107 km

Vũ khí
2 đại bác 20mm, 2 súng máy 7.7mm


Hạng 7: Harrier Jump Jet (AV-8B Harrier II) - 1985

Không quân Hoàng gia Anh bắt đầu thực hiện các dự án chế tạo loại máy bay cất cánh / hạ cánh theo chiều thẳng đứng và hoạt động ở những phi đạo ngắn (V/STOL - Vertical and/or Short Take-Off and Landing)



Dòng Harrier gồm bốn phiên bản chính:
- Hawker Siddeley Harrier - Harrier thế hệ 1, còn được gọi là AV-8A Harrier.
- British Aerospace Sea Harrier - Maritime tấn công / máy bay tiêm kích phòng không.
- Boeing / BAE Systems AV-8B Harrier II - Harrier thế hệ 2.
- BAE Systems / Boeing Harrier II - Anh phiên bản của Harrier thế hệ thứ 2.

Nhờ lực đẩy phản lực và hệ thống kiểm soát phản ứng, Harrier có khả năng bay chuyển tiếp cũng như VTOL và STOL diễn tập. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các phi công phải có kỹ năng rất cao và kiến thức liên quan đến máy bay trực thăng.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong các thử nghiệm, AV-8B là một máy bay tiêm kích linh hoạt có khả năng trang bị đại bác và hỏa tiễn không-đối-không. AV-8B tăng gấp đôi ưu thế tấn công, thông qua số lượng lớn các vũ khí gắn ở sáu tháp treo bên dưới cánh của nó.

Hiện nay, AV-8B Harrier II được sử dụng ở các quốc gia Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Không quân / Hải quân Hoàng gia Anh.

Hạng 6: F-86 Sabre (1949)

Chiếc F-86 là mô hình sản xuất cuối cùng mà hàng không Bắc Mỹ thiết kế cho một chiến đấu cơ cánh xuôi hoặc có thể gấp đôi như là một máy bay ném bom bổ nhào hay máy bay tiêm kích hộ tống. Chiếc F-86 được Hoa kỳ chế tạo với số lượng lớn và sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên, nơi nó phải đương đầu với những chiếc tiêm kích MiG-15 thiện chiến.



XP-86 nguyên mẫu đầu tiên bay thử vào ngày 01 tháng 10 Năm 1947, được hỗ trợ bởi một động cớ có lực đẩy 3.750-pound G.E. J35. Sau đó, được thay thế bởi động cơ phản lực mạnh hơn là G.E. J47 vào mùa xuân sau và được tái chỉ định cho YP-86A. Nhờ đó, F-86 có tốc độ nhanh hơn và trần của chiến đấu cơ mới tăng lên gần gấp đôi.

Chiếc F-86A được trang bị một ghế phóng T-4E-1, với một cơ chế tự hủy bỏ để giữ nó khỏi rơi vào tay kẻ thù. Chiếc F-86A cũng có một tháp dưới mỗi cánh có thể mang một thùng nhiên liệu phụ 782 lít (206,5 US gallon) hoặc một lượng bom 450 kg (£ 1.000).

Các mô hình sản xuất đầu tiên lúc đầu là P-86A, nhưng đã trở thành huyền thoại F-86A trong tháng sáu 1948. Khi máy bay tiêm kích mới được đưa vào các chiến dịch của Không quân Mỹ vào năm 1949. Nó đã được mệnh danh những thanh kiếm "Sabre".

Thành công của nó đã dẫn đến việc chế tạo rộng rãi hơn 7.800 chiếc trong khoảng mười năm từ 1946 đến 1956.

Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): 1 người
Chiều dài (Length): 37 ft 1 in (11.4 m)
Sải cánh (Wingspan): 37 ft 0 in (11.3 m)
Chiều cao (Height): 14 ft 1 in (4.5 m)
Diện tích cánh (Wing area): 313.4 sq ft (29.11 m²)
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 11,125 lb (5,046 kg)
Trọng lượng phi hành (Loaded weight): 15,198 lb (6,894 kg)
Động cơ (Powerplant): 1 × General Electric J47-GE-27 turbojet, 5,910 lbf (maximum thrust at 7.950 rpm for five min) (26.3 kN)

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): 687 mph trên biển ở mức 14,212 lb (6,447 kg) trong lượng tác chiến
Vận tốc hành trình (Cruise speed): 124 mph (power off) (108 kt, 200 km/h)
Tầm hoạt động (Range): 1,525 mi, (1,753 NM, 2,454 km)
Trần bay (Service ceiling): 49,600 ft ở trong lượng tác chiến (15,100 m)
Vận tốc thăng thiên (Rate of climb): 9,000 ft/min trên biển (45.72 m/s)

Vũ khí
6 × 0.50 in (12.7 mm) súng máy M2 Browning
Hỏa tiễn: Nhiều loại khác nhau như: 2 × Matra rocket pods with 18 × SNEB 68 mm rockets each
Không-đối-không: 2 × AIM-9 Sidewinders
Bom: 5,300 lb (2,400 kg) of payload on four external hardpoints, bombs are usually mounted on outer two pylons as the inner pairs are wet-plumbed pylons for 2 × 200 gallons drop tanks to give the Sabre a useful range. A wide variety of bombs can be carried (max standard loadout being 2 × 1,000 lb bombs plus 2 drop tanks), napalm bomb canisters and can include a tactical nuclear weapon.

Hạng 5: Messerschmidt ME109 (1937)

Me/Bf-109 là loại chiến đấu cơ thành công nhất của Thế chiến II, bắn hạ máy bay đối phương nhiều hơn bất kỳ của loại chiến đấu cơ cùng thời. Nó đã ghi nhận ba kỷ lục tiêm kích "Ách" hàng đầu của Thế Chiến II:
- Erich Hartmann, dẫn đầu của các phi công lái chiến đấu cơ trong mọi thời đại, với 352 lần chiến thắng,
- Gerhard Barkhorn: 301 chiến thắng,
- Günther Rall: 275 chiến thắng.



Được chế tạo ban đầu như vai trò của một máy bay đánh chặn, về sau, nó được phát triển để hoàn thành nhiều loại nhiệm vụ khác nhau: hộ tống, chiến đấu cơ và/hoặc oanh tạc cơ (cả ngày lẫn đêm trong mọi thời tiết), tấn công tàu khu trục, tấn công mặt đất, và làm cả nhiệm vụ của máy bay trinh sát.

Có tổng cộng 33.984 chiếc Me-109 được sản xuất đến tháng tư 1945. Chiếm 47% của tất cả các máy bay do Đức chế tạo, cũng như 57% của tất cả các loại máy bay tiêm kích của Đức.

Các Me-109 đã trở thành xương sống của lực lượng máy bay tiêm kích trong Không quân Đức ở Thế chiến II, mặc dù nó bắt đầu được thay thế bằng một phần Focke-Wulf Fw-190 từ năm 1941.

Cho dù Me/Bf-109 có những điểm yếu, bao gồm tầm hoạt động ngắn và nguy cơ rơi khá cao khi cất cánh/hạ, nó vẫn đương đầu với máy bay tiêm kích Đồng Minh cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): 1 người
Chiều dài (Length): 8.95 m (29 ft 7 in)
Sải cánh (Wingspan): 9.925 m (32 ft 6 in)
Chiều cao (Height): 2.60 m (8 ft 2 in)
Diện tích cánh (Wing area): 16.05 m² (173.3 ft²)
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 2,247 kg (5,893 lb)
Trọng lượng phi hành (Loaded weight): 3,148 kg (6,940 lb)
Động cơ (Powerplant): 1 × Daimler-Benz DB 605A-1 liquid-cooled inverted V12, 1,475 PS (1,455 hp, 1,085 kW)
Cánh quạt (Propellers): VDM 9-12087 three-bladed light-alloy propeller propeller
ĐƯờng kính cánh quạt (Propeller diameter): 3 m

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): 640 km/h (398 mph) at 6,300 m (20,669 ft)
Vận tốc hành trình (Cruise speed): 590 km/h (365 mph) at 6,000 m (19,680 ft)
Tầm hoạt động (Range): 850 km (528 mi) 1,000 km (621 mi) with droptank
Trần bay (Service ceiling): 12,000 m (39,370 ft)
Vân tốc thăng thiên (Rate of climb): 17.0 m/s (3,345 ft/min)
Độ nâng của cánh (Wing loading): 196 kg/m² (40 lb/ft²)

Vũ khí
Súng các loại:
2 súng máy 13mm (0.51") MG 131
1 đại bác 20mm MG 151/20 Motorkanone hoặc loại tương tự: G-6/U4 30mm (1.18") MK 108
2 đại bác 20mm MG 151/20 135 rpg (optional kit - Rüstsatz VI) gắn dưới mỗi cánh
Hỏa tiễn: 2 × 21 cm (8") Wfr. Gr. 21 rockets (G-6 with BR21)
Bom: 1 × 250 kg (551 lb) bomb or 4 × 50 kg (110 lb) bombs or 1 × 300 litres (79 USgal)

Hạng 4: F/A-18 Super Hornet (1983)

Chiếc Boeing F/A-18E/F Super Hornet là một máy bay siêu âm đa năng trang bị trên hàng không mẫu hạm, có khả năng chiến đấu (F) và/hoặc tấn công (A). Đây là phiên bản cải tiến mạnh mẽ của F/A-18C/D Hornet.



Super Hornet lần đầu tiên được Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng vào năm 1992. Chuyến bay đầu tiên thực hiện vào ngày 29 Tháng Mười Một năm 1995 và phiên bản F/A-18E/F bắt đầu được chế tạo trong năm này. Chuyến bay thử nghiệm bắt đầu vào năm 1996 của F/A-18E/F thực hiện hạ cánh trên hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm 1997. Sau đó, Super Hornet chính thức phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999, thay thế cho F-14 Tomcat.

Các tính năng thiết kế được lưu giữ bao gồm các hệ thống điện tử, ghế phóng, radar, vũ khí, phần mềm điều khiển bằng máy tính, và bảo trì/thủ tục điều hành.

Phiên bản F/A-18E/F Super Hornet dài hơn các phiên bản Hornat trước 4.2" (khoảng 1m), có diện tích cánh lớn hơn 25%, tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn 33% mà hiệu suất tác chiến tăng 41% và độ bền tăng 50%.

Super Hornet cũng kết hợp hai loại vũ khí khác nhau. Điều này tăng sự linh hoạt của tải trọng cho phép bằng cách thay đổi phù hợp loại vũ khí không-đối-không í và/hoặc vũ khí không-đối-đất. Nó cũng được bổ sung đầy đủ các vũ khí "thông minh", gồm cả loại tối tân như JDAM và JSOW...

Sự linh hoạt của F/A-18 Super Hornet được sử dụng trong nhiều loại phi vụ bao gồm: tấn công/chiến đấu cả ngày ngày lẫn đêm bằng vũ khí dẫn đường chính xác, không chiến, chiến đấu cơ hộ tống, hỗ trợ, chế ngự phòng không đối phương, đánh chặn trên biển, trinh sát... Ngoài ra, nó còn hỗ trợ khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): F/A-18E: 1 người, F/A-18F: 2 người
Chiều dài (Length): 60 ft 1¼ in (18.31 m)
Sải cánh (Wingspan): 44 ft 8½ in (13.62 m)
Chiều cao (Height): 16 ft (4.88 m)
Diện tích cánh (Wing area): 500 ft² (46.45 m²)
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 30,600 lb (13,900 kg)
Trọng lượng phi hành (Loaded weight): 47,000 lb (21,320 kg) (in fighter configuration)
Trọng lượng cất cánh cực đại (Max takeoff weight): 66,000 lb (29,900 kg)
Động cơ (Powerplant): 2 × General Electric F414-GE-400 turbofans

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): Mach 1.8+ (1,190 mph - 1,900 km/h) ở cao độ 40,000 ft (12,190 m)
Tầm hoạt động (Range): 1,275 nmi (2,346 km)
Trần bay (Service ceiling): 50,000+ ft (15,000+ m)
Độ nâng của cánh (Wing loading): 92.8 lb/ft² (453 kg/m²)
Thrust/weight: 0.93

Vũ khí
1 đại bác 20 mm (0.787") M61 Vulcan
11 tháp treo: 2 × wingtips, 6 × under-wing, and 3 × under-fuselage with a capacity of 17,750 lb (8,050 kg) external fuel and ordnance
Air-to-air missiles:
4× AIM-9 Sidewinder or 4× AIM-120 AMRAAM, and
2× AIM-7 Sparrow or additional 2× AIM-120 AMRAAM
Air-to-surface missiles:
AGM-65 Maverick
Standoff Land Attack Missile (SLAM-ER)
AGM-88 HARM Anti-radiation missile
AGM-154 Joint Standoff Weapon (JSOW)
Anti-ship missile:
AGM-84 Harpoon
Bombs:
JDAM Precision-guided munition (PGMs)
Paveway series of Laser guided bombs
Mk 80 series of unguided iron bombs
CBU-87 cluster
CBU-78 Gator
CBU-97
Mk 20 Rockeye II
Others:
SUU-42A/A Flares/Infrared decoys dispenser pod and chaff pod or
Electronic countermeasures (ECM) pod or
AN/ASQ-228 ATFLIR Targeting pods or
up to 3× 330 US gallon (1,200 L) Sargent Fletcher drop tanks for ferry flight or extended range/loitering time or
1× 330 US gal (1,200 L) tank and 4× 480 US gal (1,800 L) tanks for aerial refueling system (ARS).


Hạng 3: MIG-21 (Fishbed C) - 1959

MiG-21F là phiên bản tiếp nối của máy bay phản lực MiG-15, 17 và 19 của Liên Xô (cũ). Đây là loại máy bay tiêm kích/tiêm kích đánh chặn tầm ngắn, một trong khoảng 15 phiên bản của nó đã phục vụ trong không quân nhiều quốc gia trên thế giới.



Nguyên mẫu E-5 của MiG-21 thực hiện bay lần đầu tiên vào năm 1955 và trình diễn trước công chúng lần đầu tiên trong Ngày hàng không Xô viết tại Sân bay Tushino Moscow vào tháng 6/1955.

Khi MiG-21 lần đầu tiên được đưa vào hoạt động, nó đã bộc lộ vài nhược điểm. Các tên lửa không-đối-không phiên bản ban đầu của nó là Vympel K-13 (tên ký hiệu của NATO AA-2 'Atoll'), không thành công trong giao chiến, thiết bị ngắm của súng con quay hồi chuyển dễ bị hỏng hóc khi cơ động ở tốc độ cao. Do đó, phiên bản ban đầu của MiG-21 là một máy bay không mấy hiệu quả. Những vấn đề này đã được sửa chữa, và trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam cũng như các cuộc xung đột ở Trung Đông, MiG-21 đã tỏ ra là một máy bay rất hiệu quả.

MiG-21 được xuất khẩu rộng rãi và tiếp tục được sử dụng mặc dù ở đâu đó nó có thể đã được xem như là lỗi thời. Chiếc máy bay này có hệ thống điều khiển, động cơ, vũ khí và điện tử đơn giản điển hình cho thiết kế quân sự của thời kỳ Liên Xô. Tuy có công nghệ kém hơn so với những máy bay chiến đấu mà nó đối mặt, nhưng giá thành sản xuất rẻ và chi phí bảo dưỡng thấp đã khiến MiG-21 được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia của khối Đông Âu và trên toàn thế giới.

Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như:
- Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không,
- Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Thế chiến II,
- Máy bay chiến đấu có thời hạn sử dụng lâu nhất.

MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Có khoảng 10.352 chiếc MiG-21 được chế tạo cho hơn 50 quốc gia sử dụng.

Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): 1 người
Chiều dài (Length): 15.76 m (51 ft 8.47 in)
Sải cánh (Wingspan): 7.154 m (23 ft 5.66 in)
Chiều cao (Height): 4.1 m (13 ft 5.41 in)
Diện tích cánh (Wing area): 23.0 m² (247.3 ft²)
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 4,871 kg (10,738 lb)
Trọng lượng phi hành (Loaded weight): 7,100 kg (15,650 lb)
Động cơ (Powerplant): 1 × Tumanskiy R11F-300, 37.27 kN (8,380 lbf) thrust dry, 56.27 kN (12,650 lbf) with afterburner each

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): Mach 2.05 - 2,125 km/h (1,385 mph)
Tầm hoạt động (Range): 1,580 km (981 miles)
Trần bay (Service ceiling): 19,000 m (62,335 ft)

Vũ khí
1x internal 30 mm NR-30 cannon, plus
2x K-13 or K-13A (R-3S) AAM or
2x 500 kg (1,102 lbs) of bombs


Hạng 2: Supermarine Spitfire (1938)

Supermarine Spitfire là chiếc máy bay tiêm kích Anh Quốc một chỗ ngồi được Không quân Hoàng gia Anh và nhiều nước Đồng Minh sử dụng trong Thế Chiến II cho đến tận những năm của thập niên 1950s. Nó được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả trong các kiểu thiết kế của Đồng Minh, và là chiếc máy bay Đồng Minh duy nhất được sản xuất từ lúc bắt đầu Thế Chiến II cho đến sau khi chiến tranh kết thúc.



Là sản phẩm của chi nhánh Supermarine thuộc hãng Vickers-Armstrongs, Spitfire được thiết kế bởi nhà công trình sư chính của công ty là R. J. Mitchell, ông ta không ngừng hoàn thiện mẫu thiết kế của mình cho đến khi mất vì ung thư năm 1937. Trọng trách này sau đó được giao cho học trò của ông là Joseph Smith đảm nhiệm. Nó có cánh dạng bầu dục với mặt cắt ngang mỏng, cho phép đạt vận tốc tối đa cao hơn chiếc Hawker Hurricane và các thiết kế hiện đại khác; nó cũng có một kiểu dáng khá đặc trưng, thon thả và mượt mà. Được các phi công ưa thích, Spitfire phục vụ trong suốt cả Thế Chiến II và những năm sau đó, trên nhiều mặt trận và dưới nhiều phiên bản khác nhau.

Spitfire luôn được so sánh với đối thủ chính của nó, chiếc Messerschmitt Bf-109; cả hai đều là những máy bay tiêm kích tốt nhất thời kỳ đó.

Đã có hơn 20.300 chiếc Spitfire các kiểu được chế tạo, bao gồm cả phiên bản hai chỗ ngồi dùng trong huấn luyện, một số chiếc Spitfire phục vụ cho đến tận những năm 1950s.
Chiếc Spitfire đầu tiên được đưa vào phục vụ trong Không quân Hoàng gia thuộc Phi Đội 19 tại căn cứ Không quân Hoàng gia Duxford vào ngày 4 tháng 8 năm 1938, và trong những tuẩn lễ sau đó chiếc máy bay được giao hàng với tộc độ một chiếc mỗi tuần cho cả phi đội 19 và 66 (cùng đặt căn cứ tại Duxford).

Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): 1 người
Chiều dài (Length): 29 ft 11 in (9.12 m)
Sải cánh (Wingspan): 36 ft 10 in (11.23 m)
Chiều cao (Height): 11 ft 5 in (3.86 m)
Diện tích cánh (Wing area): 242.1 ft² (22.48 m²)
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 5,090 lb (2,309 kg)
Trọng lượng phi hành (Loaded weight): 6,622 lb (3,000 kg)
Trọng lượng cất cánh cực đại (Max takeoff weight): 6,770 lb (3,071 kg)
Động cơ (Powerplant): 1 × Rolls-Royce Merlin 45 supercharged V12 engine, 1,470 hp (1,096 kW) at 9,250 ft (2,820 m)

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): 378 mph, (330 kn, 605 km/h)
Bán kính tác chiến (Combat radius): 410 nmi (470 mi, 760 km)
Tầm hoạt động (Range): 991 nmi (1,140 mi, 1,840 km)
Trần bay (Service ceiling): 35,000 ft (11,300 m)
Vân tốc thăng thiên (Rate of climb): 2,665 ft/min (13.5 m/s)
Độ nâng của cánh (Wing loading): 24.56 lb/ft² (119.91 kg/m²)
Power/mass: 0.22 hp/lb (0.36 kW/kg)

Vũ khí
2 đại bác 20mm (0.787") Hispano Mk II
4 đại liên 7.7mm (0.303") Browning
2 bom 250 lb (113 kg)

Hạng 1: P-51 Mustang (1941)

North American P-51 Mustang là kiểu máy bay tiêm kích Hoa Kỳ một chỗ ngồi tầm xa được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh ở giai đoạn các năm giữa của Thế chiến II. P-51 trở thành một trong những chiếc máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trong cuộc chiến tranh.



Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày, P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944. Nó cũng tham gia ở mức độ hạn chế trên mặt trận Thái Bình Dương. Mustang bắt đầu tham gia Chiến tranh Triều Tiên như là máy bay tiêm kích chủ yếu của lực lượng Liên Hợp Quốc, nhưng nhanh chóng được bố trí lại trong vai trò tấn công mặt đất sau khi bị vượt qua bởi những máy bay tiêm kích phản lực đời đầu. Tuy vậy, nó vẫn được giữ lại phục vụ trong một số lực lượng không quân cho đến đầu những năm 1980.

Cho dù là một máy bay có giá thành chế tạo thấp (51.000$ vào thời điểm 1945), Mustang lại là một kiểu máy bay nhanh, được thiết kế tốt và rất bền bỉ. Phiên bản cuối cùng P-51D của chiếc tiêm kích một chỗ ngồi này được trang bị động cơ 12 xy-lanh Packard V-1650-3, có siêu tăng áp hai tầng hai tốc độ, một phiên bản do Packard chế tạo của kiểu động cơ Rolls-Royce Merlin huyền thoại, và trang bị sáu súng máy M2 Browning 12,7mm (0,50").

P-51 đã trở thành một trong những tinh hoa của hàng không thế giới với tổng số 14.819 Mustang các loại được chế tạo. P-51 đạt thành tích phá hủy 4.950 máy bay địch ở châu Âu, là nhân tố quan trọng giành ưu thế trên bầu trời nước Đức cho phe Đồng Minh cuối Thế chiến II.


Thông số cơ bản
Phi hành đoàn (Crew): 1 người
Chiều dài (Length): 32 ft 3 in (9.83 m)
Sải cánh (Wingspan): 37 ft 0 in (11.28 m)
Chiều cao (Height): 13 ft 8 in (4.17 m)
Diện tích cánh (Wing area): 235 ft² (21.83 m²)
Trọng lượng tịnh (Empty weight): 7,635 lb (3,465 kg)
Trọng lượng phi hành (Loaded weight): 9,200 lb (4,175 kg)
Trọng lượng cất cánh cực đại (Max takeoff weight): 12,100 lb (5,490 kg)
Động cơ (Powerplant): 1 × Packard V-1650-7 liquid-cooled supercharged V-12, 1,490 hp (1,111 kW) at 3,000 rpm; 1,720 hp (1,282 kW) at WEP

Hoạt động
Vận tốc tối đa (Maximum speed): 437 mph (703 km/h) at 25,000 ft (7,600 m)
Vận tốc hành trình (Cruise speed): 362 mph (580 km/h)
Tầm hoạt động (Range): 1,650 mi (2,755 km) với bình nhiên liệu phụ
Trần bay (Service ceiling): 41,900 ft (12,800 m)
Vân tốc thăng thiên (Rate of climb): 3,200 ft/min (16.3 m/s)
Độ nâng của cánh (Wing loading): 39 lb/ft² (192 kg/m²)
Power/mass: 0.18 hp/lb (300 W/kg)

Vũ khí
6 súng máy 0.50" caliber (12.7mm) M2 Browning
2 đầu treo bom 2,000 lb (907 kg)
10 hỏa tiễn 5.0" (127 mm)

-------------------------------
Tham khảo:
- http://en.wikipedia.org
- http://www.hightech-edge.com/worlds-top-ten-fighter-planes-discovery-channel/2423

.


◄◄ Home

0 comments:

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!