Điều tăm tối của một văn bản Luật

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Quy trình bắt đầu được thực hiện từ ngày 11/10/2010.

Điều trước tiên, dễ nhận thấy nhất, đó sự mập mờ không tường minh trong văn bản Luật này. Chữ "nhiều" được nhấn mạnh và là điểm cốt yếu trong chủ đích đã thể hiện sự thiếu minh bạch của ngành Lập pháp. Theo sát nghĩa tiếng Việt - hay bất kỳ ngôn ngữ phổ thông nói chung - có số lượng từ 2 trở lên thì được gọi là "nhiều".

Vậy thì theo ý của cơ quan ban hành văn bản Luật, "nhiều" ở đây là 2 hay 90 triệu?

Đây chính là một trong những điểm góp phần tạo nên tệ nạn tiêu cực, mà dân gian vẫn gọi là "làm luật". Văn bản quy định "nhiều" thì trái luật, nhưng thế nào mới là "nhiều"?
- À, chúng nó chung chi đủ đô thì xếp vào loại "chưa nhiều", còn chúng nó chưa biết điều thì ta xếp vào loại "nhiều rồi", phải thế không?



Điều thứ hai, văn bản Luật này thể hiện một sự ấu trĩ tột cùng về tư duy. Quan hệ xã hội giữa người với người tuy phức tạp, nhưng có thể phân thành 3 loại chính như sau:

a. Quan hệ 1 - 1 (Một - Một): Ví dụ, một người chỉ có thể có 1 cha và 1 mẹ trên phương diện di truyền và pháp lý. Luật pháp Việt Nam hoặc đa phần các quốc gia khác chỉ cho phép mỗi người có một mối quan hệ hôn nhân duy nhất (1 vợ / 1 chồng)...

b. Quan hệ 1 - n (Một - Nhiều): Ví dụ, một người chỉ có 1 cha và 1 mẹ duy nhất, nhưng có thể có nhiều anh chị em khác. Một người chỉ có thể là chồng/vợ của 1 người kia, nhưng lại có thể là đồng nghiệp của nhiều người khác...

c. Quan hệ n - n (Nhiều - Nhiều): Ví dụ, nhiều anh chị em ruột trong một gia đình có thể gọi nhiều người khác là cô, bác, cậu, mợ, dì, dượng... Hai vợ chồng trong một gia đình có thể quan hệ láng giềng với nhiều gia đình khác...

Đem tất cả mối các quan hệ trong xã hội nhốt vào cái lồng 1 - 1, có phải là việc làm khiên cưỡng, nếu không muốn nói là gây rối loạn cộng đồng.

Ta thử hình dung một trường hợp rất thời sự thế này. Nhà máy X, xí nghiệp Y và công ty thoát nước Z cùng thông đồng với nhau thải nước độc hại ra một dòng sông, nơi có 1 vạn dân đang sinh sống. Theo thông lệ tự nhiên, tất cả 1 vạn dân cùng đứng tên làm 1 tờ đơn kiện cả 3 đơn vị X, Y, Z. Theo toán học, sự việc được biểu diễn như sau:



Nhưng, bắt đầu từ 11/10/2010 tới đây, mỗi người trong số 1 vạn dân phải làm 3 tờ đơn có nội dung y hệt nhau đi kiện cả 3 nơi. Theo toán học, sự việc được mô tả như sau:



Trường hợp thông thường, chỉ cần dùng 1 phép tính "kiện" và 2 phép tính "cộng", vị chi là 3 phép tính.

Trong trường hợp chấp hành văn bản luật mới ban hành, phải tốn 3 vạn phép tính "kiện" và (3 vạn - 1) phép tính "cộng", tức là thiếu 1 phép tính thì tròn 6 vạn!

Nếu xét chi phí giấy mực, xăng nhớt đi lại, ngày công lao động... (chưa tính các tổn thất phụ do kẹt xe, tai nạn này nọ...) thì hao tổn tăng gấp 2 vạn lần!!!

Kết luận:
1. Ngân sách đang quá dư dả nên xài phí cho nó hết.
2. Những người có trách nhiệm liên quan việc ra văn bản Luật nói trên chưa tốt nghiệp tiểu học (hoặc rớt môn Toán rồi mua bằng giả)

----------------
Xem thêm: Tỷ số xấu

.

◄◄ Home

0 comments:

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!