Trí thức, bất đồng và phản biện...

Đầu năm dạo một vòng trên Facebook và các forum Việt ngữ, thấy sôi động bàn về từ "trí thức", và dường như có liên quan đến GS Ngô Bảo Châu. Truy tầm một lúc thì thấy cớ sự nguồn cơn đến từ một bài phỏng vấn trên Tuổi Trẻ Online.
Vào đọc cái đã...

Ồ! Có thế thôi sao?

Theo quan điểm của mình (nhấn mạnh là theo quan điểm cá nhân), thì: Câu trả lời của Ô. NBC không có vấn đề gì. Nếu xem kỹ ta sẽ thấy trọng tâm là trả lời cho câu hỏi về trách nhiệm phản biện xã hội của giới trí thức cũng như vai trò của giới trí thức trong xã hội, chứ không phải đơn thuần định nghĩa thế nào là tri thức. Mà giả sử, nếu đó là định nghĩa đi nữa thì cũng chỉ ở mức độ chia sẻ suy nghĩ cá nhân của Ô. Châu, đâu có bắt buộc ai học tập và làm theo? Chỗ này nên mở ngoặc một chút, ở đây có những vị còn trẻ, có thể còn đang học đại học, hoặc có những vị cao tuổi hơn, có con cháu đang học đại học, phải không ạ? Vậy thì, xin hỏi đã có vị nào thẳng thắn đến Phòng Đào tạo nơi quý vị (hoặc con cháu của quý vị) đang theo học và nói:

- Tôi đóng học phí không phải để học những môn mà lý thuyết của nó đã bị người ta quăng vào sọt rác. Tôi phản đối việc áp đặt và truyền đạt những kiến thức sai lệch này.

Thưa, đấy có phải là một cách thể hiện phản biện xã hội không???

Còn nếu phân tách kỹ hơn thì câu trả lời của Ô. Châu khá chặt chẽ. Thứ nhất, Ô. Châu tách bạch trí thức và phản biện xã hội. Sau nữa, ông không phủ nhận vai trò phản biện xã hội của bất cứ ai - theo định nghĩa của ổng - là trí thức hoặc không phải trí thức. Nếu mình không nhầm thì hầu hết các ý kiến chỉ trích Ô. Châu đều quan niệm rằng: Trí thức là phải tham gia phản biện xã hội?! Giả sử tôi là một ông giáo quèn dạy toán trường làng nè. Tôi làm tốt vai trò của một ông thầy đồ, tuy nhiên, tôi bất đồng quan điểm với chính quyền về thể chế độc tài đảng trị, tôi ủng hộ một xã hội dân chủ. Và tôi dek thèm tham gia phản biện xã hội xã hiếc quái gì hết. Lập trường giai cấp của các ông chỉ coi trí thức là cục... shit thì ý kiến phản biện của tôi chỉ là miếng giẻ chùi... shit. Vậy theo các bác ông đồ làng ấy có được gọi là trí thức không?
Không biết có ai xem "bất đồng chính kiến" và "phản biện xã hội" là đồng nhất, hoặc tương tự nhau? Theo tôi, thì nó khác nhau một trời một vực.

Tôi lấy một ví dụ nôm na như thế nầy:
Hội đồng khoa học trường X giao cho ông Y thực hiện đề tài: "Chế tạo động cơ vĩnh cửu". Hai ông A và B được giao nhiệm vụ phản biện cho đề tài ấy. Ông A đồng ý, còn ông B thì la lên: - Làm quái gì có động cơ vĩnh cửu mà chế tạo? Tôi không phản biện phản bẹo cái gì hết. Tôi phản đối việc thực hiện đề tài nầy!

Vậy theo quý vị ông B có được gọi là trí thức hay không?

Ủa! Vậy tại sao có khá nhiều ý kiến phản đối quan điểm của Ô. Châu như vậy?

Theo nhìn nhận của mình thì nguyên nhân sâu xa không phải là lời nói của Ô. Châu trên báo, mà chính là hành động của Ô. Châu trên thực tế. Không biết mình nhận định thế này có đúng không: Người ta đang thấy Ngô Bảo Châu như là cái bóng của Nguyễn Cao Kỳ trên đôi cánh huy chương Fields?

Về điểm này thì mình không biết nói như thế nào, xin phép mượn một ví dụ về vật lý quang hình. Muốn chế tạo được cái kính viễn vọng thì điều kiện trước tiên phải có một xưởng làm ra được các thấu kính đủ trong suốt và nhẵn. Nhưng giả sử ta đầu tư khoản tiền rất lớn, tìm được nguồn nguyên liệu tốt nhất, mời những chuyên gia cực giỏi, cung cấp hàng triệu KW năng lượng chiếu sáng cho cái xưởng ấy hoạt động. Và cuối cùng, giả sử, cũng tạo ra được vài cái thấu kính trên cả tuyệt vời... Nhưng ra khỏi phạm vi cái xưởng ấy thì chỉ có bóng tối bao trùm, vậy chúng có giúp ích gì được không?


Mồng 4 Tết Nhâm Thìn 2012

.

◄◄ Home

1 comments:

Anonymous said...

anh trai ơi!anh cũng có chút tài!nhưng mà tiếc thay!tiếc thay!
monkey_t.luffy@yahoo.com

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!