Café cuối tuần

Tối hôm kia ngẫu hứng xem thời sự VTV1. Vừa lúc có phóng sự nóng về sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2. Vị tiến sĩ được mời trả lời có cầm trên tay một tấm hình vẽ minh họa cỡ A4. Nhưng không hiểu là vì ổng xài quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành, hay cách diễn đạt chưa khúc chiết, hay do mình... chậm hiểu :)); mà nghe xong hoang mang không biết sự tình thế nào luôn.

Bèn vận dụng chiêu thức trừu tượng hóa dữ liệu trong OOP, mình nghĩ: "Thôi không cần biết mớ ngôn từ chuyên ngành rối rắm kia, coi như ông muốn đóng gói (encapsulation) các thông tin đó, vậy thì cho tôi cái kết quả cuối cùng là gì? Tóm lại, đó là hiện tượng kỹ thuật thông thường hay sự cố bất thường đáng lo ngại? May quá, dường như anh chàng phóng viên VTV1 cũng có cùng tâm trạng, nên chốt ngay một câu hỏi: - Vậy thưa tiến sĩ, tình trạng hiện nay của đập Sông Tranh 2 có an toàn không?
- Hiện tại thì an toàn, nhưng nếu không tiến hành ngay các biện pháp xử lý khắc phục (chỗ nứt) trước mùa lũ thì... hok biết chuyện gì xảy ra :(
Điều tức cười nhất là mở đầu cuộc phỏng vấn, vị tiến sĩ nọ giới thiệu mình đại diện cho các ban bệ có liên đới, sau khi đã xem xét hiện trường, sẽ thông báo tình hình cụ thể cho khán thính giả.
Nhưng đến lúc phóng viên hỏi nguyên nhân gây ra sự cố và trách nhiệm thuộc về ai, thì vị này nói cần phải xem xét đã!

Haizzzzzzzzzzz, thôi nên học cái tính vô cảm của công dân XHCN cho rồi. Mấy vạn dân sống dưới chân đập đâu có mình đâu chứ, mà chắc cũng hok có bà con bạn bè thân thuộc gì ở đó!
Mà thật ra, suy cho cùng thì có nhiều cái đập khác còn nguy hiểm gấp nhiều lần Sông Tranh 2 đang treo trên đầu 90 triệu dân Việt. Lâu lâu nó lại xì một vết nứt là dân tình đã choáng váng: Con bạc triệu đô, Vinashin nghìn tỷ, lót tay in tiền polymer, cá cờ bạc tỷ, mới rồi lại có vụ hãng phim Thứ 7-CN gì gì đó để thất thoát hơn 40 tỷ... Đó chỉ là những vết nứt đã bị lộ, còn kính thưa các loại vết nứt chưa bị lộ, hổng ai dám tưởng tượng nó quy mô phá hoại cỡ nào!

Lúc tối thấy có một ông (hình như Chủ tịch Hiệp hội vận tải ở Hà nội) lên tiếng trên TV về sự bất cập và phi lý của các loại phí. Ổng có nhấn mạnh là không nên so sánh mức thu phí với các nước khác vì nó khập khiễng lắm: Thu nhập tính trên đầu người của ta còn kém xa họ. Ổng nói không sai, nhưng chưa đủ và chưa trúng vào trọng tâm. Cái trọng tâm và cốt lõi nhất là ở các quốc gia dân chủ thực sự, quyền công dân tương xứng với trách nhiệm xã hội. Họ đóng thuế nhiều và đủ, nhưng bù lại được hưởng an sinh xã hội tốt và môi trường sống ít rủi ro. Bất cứ lúc nào, họ có quyền nhấc máy gọi đến cơ quan chức năng để chất vấn về cái ổ gà mà họ vừa sụp phải trên đường, thậm chí, có thể phát đơn kiện ra tòa nếu muốn. Còn ở Việt Nam XHCN thì sao? Tiền dân tích cóp từng đồng cắc đong vào kho bạc nhà nước, rồi nó được sử dụng như thế nào, thất thoát ra sao thì chỉ có trời biết đất biết. Chú phỉnh có biết cũng đâu có nói, báo chí có phanh phui cũng chỉ dè chừng, chứ không khéo đụng phải vòi bạch tuột hơi bự tí là... ô là la bóc lịch mất chức về vườn nhá!

Thành ra cái sự cố đập Sông Tranh 2 có nguy hiểm thật đấy, ít ra là với chừng 4 vạn dân ở hạ lưu trước mắt. Nhưng ngẫm mà xem có bao nhiêu cái đập vô hình khác nguy hiểm hơn nhiều, trong đó tiềm tàng sâu xa nhất vẫn là cái "đập" bùn đỏ bauxite! :( Đừng bao giờ quên!

.

◄◄ Home

0 comments:

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!