Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.
(Huy Đức)
“Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết.” – Trần Hữu Dũng, Đại học Wright, Ohio, USA
“Cuốn sách này nói về những sự thật khốc liệt, nhưng vì rất trung thực nên nó khiến ta bình tĩnh hơn trong thế giới và giữa đất nước khốc liệt ngày nay.” - Nguyên Ngọc, Đại học Phan Châu Trinh, Hội An, Việt Nam
“Bên Thắng Cuộc là tác phẩm ‘thực’ nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt, thông qua tư liệu, của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay.” – Đinh Quang Anh Thái, Nhật báo Người Việt, California, USA
“Cuốn sách phân tích tình hình Việt Nam từ năm 1975 - của một nhà báo sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản - một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có. Nó là một kho tàng dữ liệu quý báu, có thể làm ngạc nhiên cả những chuyên viên theo dõi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua.” – Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Virginia, USA
"Huy Đức viết công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Có công minh lịch sử mới có hòa giải dân tộc thưc sự" – Chu Hảo, Nhà Xuất bản Tri Thức, Hà Nội, Việt Nam
“Cuốn sách này nói về những sự thật khốc liệt, nhưng vì rất trung thực nên nó khiến ta bình tĩnh hơn trong thế giới và giữa đất nước khốc liệt ngày nay.” - Nguyên Ngọc, Đại học Phan Châu Trinh, Hội An, Việt Nam
“Bên Thắng Cuộc là tác phẩm ‘thực’ nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt, thông qua tư liệu, của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay.” – Đinh Quang Anh Thái, Nhật báo Người Việt, California, USA
“Cuốn sách phân tích tình hình Việt Nam từ năm 1975 - của một nhà báo sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản - một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có. Nó là một kho tàng dữ liệu quý báu, có thể làm ngạc nhiên cả những chuyên viên theo dõi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua.” – Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Virginia, USA
"Huy Đức viết công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Có công minh lịch sử mới có hòa giải dân tộc thưc sự" – Chu Hảo, Nhà Xuất bản Tri Thức, Hà Nội, Việt Nam
TẬP 1: GIẢI PHÓNG
PHẦN I: MIỀN NAM
Chương I: Ba Mươi Tháng Tư
Diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến và những gì xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30-4
- Đi từ bưng biền
- Xuân Lộc
- Tướng Big Minh
- Trại Davis
- Nguyễn Hữu Hạnh
- Sài Gòn trong vòng vây
- Xe tăng 390
- Đầu hàng
- Tuẫn tiết
Những bàn bạc bên trong, quan điểm của chính quyền trong việc đối xử với “ngụy quân, ngụy quyền”, những thủ thuật được áp dụng để đưa sĩ quan vào trại cải tạo; số phận của những người tù không án, không biết ngày về và những bi kịch mà người thân của họ phải nhiều năm gánh chịu.
- Những ngày đầu
- “Ngụy Quyền”
- “Ngụy Quân”
- “Đoàn tụ”
- “Phản động”
- Tù và cải tạo
- “Thăm nuôi”
- “Học tập”
Những công cụ chuyên chính vô sản áp dụng ngay sau ngày 30-4-1975: Đánh tư sản vào tháng 9-1975 và liền sau đó là đổi tiền lần thứ nhất 22-9-1975; Cải tạo tư sản tháng 3-1978… Sự khác nhau của cải tạo tư sản và đánh tư sản
- “Chiến dịch X-2”
- Đổi tiền
- “Gian thương”
- “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”
- Hai gia đình tư sản
- Kinh tế mới
Sự thật về vấn đề người Hoa năm 1978
- Đội quân thứ năm
- Hiệp định Geneve
- “Chổi ngắn không quét xa”
- Hoàng Sa
- Sợ “Con ngựa thành Troy”
- “Nạn Kiều”
- “Phương án II”
- “Ban 69”
- Vụ Cát Lái.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh ở CPC và biên giới phía Bắc năm 1979
- Biên giới Tây Nam
- Pol Pot
- Đi dây
- Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ
- “Kẻ Thù Lịch Sử”
- Thất bại trong tấn công ngăn chặn [Pre-emptive War]
- “Nhất biên đảo”
- “Áo lính lại khoác vào ngay”
Điều gì đã khiến cho hàng triệu người VN phải bỏ nước ra đi. Bi kịch của người dân và thái độ chính quyền trước cuộc tị nạn lớn nhất của người Việt Nam trong lịch sử
- “Vượt biên”
- Từ “trí thức yêu nước”
- Đến “thường dân”
- Trước khi tới biển
- Trại tị nạn
Cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng có thực sự giải phóng sau những gì mà những người cộng sản áp dụng tại miền Nam
- Sài Gòn thay đổi
- Kinh tế mới
- Đốt sách
- Cạo râu
- “Cách mạng là đảo lộn”
- Lòng người
- Những người sinh ra không đúng cửa
- “Cánh cửa” Thanh niên xung phong
- Cửa không đủ rộng
- “Nổi loạn”
- “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”
PHẦN II: THỜI LÊ DUẨN
Chương VIII: Thống Nhất
Những lo lắng từ hai phía đặc biệt là của ông Lê Duẩn dẫn đến quyết định thống nhất hai miền cả về chính trị và kinh tế, áp dụng mô hình miền Bắc vào miền Nam một cách vội vã, mặc dù, nhiều người lúc đó, kể cả ông Lê Duẩn, nhận thấy nền kinh tế tư nhân miền Nam hiệu quả hơn những gì áp dụng trên miền Bắc
- Nước Việt Nam là một
- “Bắc hóa”
- Chủ nghĩa xã hội
- “Con đường của Bác”
- “Mỗi người làm việc bằng hai”
- Lê Duẩn và mối tình miền Nam
- Chấp chính và chuyên chính
Chính sách kinh tế kế hoạch hóa và sản xuất lớn nhằm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” đã dẫn đất nước đến chỗ kiệt quệ. Người dân và chính quyền các địa phương, thay vì tuân thủ các nguyên tắc của nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung” chấp nhận một số quy luật của kinh tế thị trường, tiến trình này bị coi là “xé rào” nhưng chính những “lỗ thủng” đó đã trở thành lối thoát cho dân chúng
- Bế tắc
- Mậu dịch quốc doanh
- Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng
- Tháo gỡ
- Nghị quyết Trung ương Sáu
- Bù giá vào lương
- Cắm cờ xé rào
- Khoán chui
- Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn
- “Ai thắng ai”
Vai trò của Trường Chinh trong việc tiếp thu thực tiễn và chuẩn bị về mặt lý luận để những người cộng sản chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, điều mà về sau gọi là đổi mới
- Hội nghị Đà Lạt
- Nhóm giúp việc mới
- Người của những khúc quanh lịch sử
- Từ chính sách Kinh Tế Mới
- Đến chọc thủng bức tường bao cấp
- Giá-Lương-Tiền
- Nã pháo vào bộ tổng
- Khép lại trang sử Lê Duẩn
- Vai trò của Mikhail Gorbachev
- Tuyên ngôn đổi mới
- Bàn tay Lê Đức Thọ
- Phút 89
Dù muốn hay không, Campuchia đã “nằm trong một trang sử” của Việt Nam. Không gian chiến tranh trong thập niên 1980s và cách mà Việt Nam đã làm để thoát ra khỏi hai cuộc chiến: Biên giới phía Bắc và Campuchia
- “Pot ở đầu phum ta cuối phum”
- “Xuất khẩu cách mạng”
- Tư tưởng nước lớn
- Bị cô lập
- Phương Bắc
- Hội nghị Thành Đô
- Campuchia thời hậu Việt Nam
---------------------------------
Mấy lời của tác giả
Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra. Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “hai mươi năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.
Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy, thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.
Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa - biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe - buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày1, Thép Đã Tôi Thế Đấy2. Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.
Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam, rồi chứng kiến cũng những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới. Năm 1983, tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy, hai cô em gái của Trần Ngọc Phong3, một người bạn học chung ở trường sỹ quan, hàng tuần mang tới cho tôi bốn, năm cuốn sách. Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù đã kiệt quệ sau tám năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy.
Mùa hè năm 1997, một nhóm phóng viên vì nhiều lý do phải rời khỏi tờ báo Tuổi Trẻ, gồm Đoàn Khắc Xuyên, Đặng Tâm Chánh, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Tuấn Khanh, Huỳnh Thanh Diệu, Huy Đức. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với các đồng nghiệp như Thúy Nga, Minh Hiền, Thế Thanh, Phan Xuân Loan... Thế Thanh lúc ấy cũng vừa bị buộc thôi chức tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành Phố, và cũng như Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Kim Hạnh trước đó, chị không được tiếp tục nghề báo mà mình yêu thích.
Chúng tôi nói rất nhiều về thế sự, về những gì xảy ra trên thế giới và ở đất nước mình. Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Không ai để ý đến câu nói này của Tuấn Khanh, nhưng tôi lại bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách.
Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”4, như “Z30”5 cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ Chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.
Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 - ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế, chính trị học, và xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.
Tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm. Trong vòng ba năm, từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012, tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để viết. Bản thảo cuốn sách đã được gửi tới một số thân hữu và một số nhà sử học, trong đó có năm nhà sử học uy tín của Mỹ chuyên nghiên cứu về Việt Nam. Sau khi sửa chữa, bổ sung, tháng 11-2012, bản thảo hoàn chỉnh đã được gửi đến một số nhà xuất bản trong nước, tuy nhiên, nó đã bị từ chối. Cho dù một số nhà xuất bản tiếng Việt có uy tín tại Mỹ và Pháp đồng ý in, nhưng để lãnh trách nhiệm cá nhân và giữ cho cuốn sách một vị trí khách quan, tác giả quyết định tự mình đưa cuốn sách này đến tay bạn đọc.
Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.
HUY ĐỨC, Sài Gòn – Boston, 2009-2012
Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Nhưng, không phải cứ súng ống vứt đi là sẽ có hòa bình.
Đi từ bưng biền
Sáng sớm ngày 30-4-1975, “cánh” của ông Võ Văn Kiệt về tới một khu “đám lá tối trời” thuộc huyện Bình Chánh. Hai mươi hai ngày trước, ông Lê Đức Thọ vào Trung ương Cục, sau đó, công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng thời trao quyết định cử ông Võ Văn Kiệt làm bí thư Đảng ủy Đặc biệt Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, cử ông Lê Đức Anh làm phó bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban Quân quản, và ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đảm trách lực lượng nổi dậy phối hợp với quân chủ lực.
Từ R, căn cứ Trung ương Cục ở huyện Lộc Ninh, ông Kiệt cùng một bộ phận phục vụ gọn, khoảng hai trung đội, chạy xe Honda 67 bọc qua phía Campuchia, tới cửa biên giới Mỏ Vẹt, Long An thì bỏ xe lại, đi bộ. Ông Kiệt không lúc nào rời chiếc radio ba làn sóng hiệu JVC của Nhật. Đài Hà Nội lúc đó gần như liên tục phát Bão Nổi Lên Rồi, một bài hát mà nhịp điệu thì hối hả, lời lẽ thì thôi thúc: “Từ Trị Thiên băng qua Tây Nguyên đi tới bưng biền lòng người bừng bừng, cùng tiến lên thời cơ đã đến rồi”.
Thời cơ đã đến! Anh em phục vụ quan sát thủ trưởng, trong lòng cảm thấy lần này chắc ăn. Nhưng thủ trưởng vẫn im lặng. Ngày 27-4, đoàn vượt qua sông Vàm Cỏ Đông, tới xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, gặp cánh ông Mai Chí Thọ đã về trước ém quân ở đó. Ông Năm Xuân Mai Chí Thọ, phó bí thư Khu uỷ Sài Gòn-Gia Định vào thời điểm đó, là người thông thạo các đầu mối hoạt động nội thành. Hai đoàn bắt đầu nhập lại làm một. Ít ai nghĩ rồi những người đàn ông mặc đồ bà ba đen, đi dép râu, mặt mũi khắc khổ, đang xắn quần lội ruộng đó, chỉ vài ngày nữa sẽ nắm quyền lãnh đạo Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông.
...
Việc đưa vào tù hàng trăm nghìn con người đã buông súng hoặc không hề cầm súng, không bằng một bản án của tòa, sau ngày 30-4-1975, và đặc biệt, câu chuyện đưa 1.652 con người trên tàu Việt Nam Thương Tín vào tù được kể lại sau đây, thật khó để nói là may mắn.
Trưa 29-4-1975, Dân biểu Nguyễn Hữu Chung có được một “sự vụ lệnh” do Tổng thống Dương Văn Minh ký cho phép tàu Việt Nam Thương Tín thực hiện chuyến di tản cuối cùng. Sáng 30-4-1975, khi con tàu này ra tới cửa sông, đã bị B40 bắn theo, giết chết nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm Nhật báo Sống. Con tàu Việt Nam Thương Tín và hàng nghìn người nằm đợi ở đảo Guam gần năm tháng. Sự chờ đợi trước một tương lai vô định trong khi vợ con, cha mẹ vẫn đang kẹt lại quê nhà đã khiến cho nhiều người muốn quay lại Việt Nam, nơi mà họ tin là đã bắt đầu thống nhất và chắc chắn có hòa bình.
Một trong số ấy là Đại úy tình báo Võ Tính. Ông Võ Tính được người Mỹ tạo điều kiện đưa toàn bộ gia đình di tản. Tuy nhiên, cha ông nói: “Tao chờ đến ngày đất nước thống nhất, tại sao tao phải đi khi ngày đó gần kề”. Còn cha vợ ông thì khi đó đang mong hai người con trai tập kết từ năm 1954 trở lại. Ông Võ Tính đã định ở lại Việt Nam, nhưng vào những ngày cuối tháng 4-1975, người Mỹ khuyến cáo là sẽ vô cùng nguy hiểm. Ông Tính được đưa ra Phú Quốc và khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông được đưa ra Hạm đội 7 để rồi sau đó tới Guam. Cũng như nhiều người lính khác, Đại úy Võ Tính không chắc có bị “Việt Cộng” trả thù trong khi, từ trong thẳm sâu, ông nhận thấy chỉ có Việt Nam mới là tổ quốc. Không tìm được lý do hợp lý để bỏ nước, bỏ cha mẹ già, người vợ trẻ và 3 đứa con thơ, Đại úy Võ Tính đã tham gia vận động để người Mỹ cho phép những người Việt quay lại Việt Nam bằng con tàu Việt Nam Thương Tín.
Ngày 29-9-1975, sau khi Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nhận được sự đồng ý của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, tàu Việt Nam Thương Tín rời Guam trong một buổi lễ tiễn đưa trang trọng: có những phụ nữ mặc áo dài, chào cờ và được truyền hình Mỹ tường thuật. Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ được ủy nhiệm chỉ huy chuyến trở về của con tàu này.
Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín về đến hải phận Vũng Tàu. Mãi tới hôm sau, hai tàu Hải Quân treo cờ đỏ sao vàng mới chạy ra và dừng lại cách tàu Việt Nam Thương Tín gần 200m. Những người lính Hải quân dùng ống nhòm quan sát rất kỹ và sau mấy giờ, họ hướng dẫn tàu Việt Nam Thương Tín chạy ngược ra phía miền Trung. Những người trở về bắt đầu linh cảm điều gì đó bất thường nhưng họ vẫn còn hy vọng và vẫn còn chờ đợi.
Tới Nha Trang, tàu bị dẫn vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Tất cả mọi người đều bị dồn lên những chiếc xe bít bùng và khi được chở tới Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân đoàn II thì mọi người được lệnh “phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào phòng giam”. Trừ một đứa bé khi ấy 7 tuổi, tất cả đều phải đi tù, người ít nhất 9 tháng, người lâu nhất - Trung tá Trần Đình Trụ - phải ở tù tới 13 năm.
...
Bán nhà chưa phải là bi kịch lớn nhất. Theo Đại úy Tạ Chí Đại Trường: “Có những người vợ đã phải đi bán thân. Có những người vợ đã phải sử dụng thế mạnh của đàn bà để kinh doanh, buôn bán. Khi người trụ cột kinh tế là đàn bà, con gái và trẻ em, lại phải tìm cách qua mặt công an, luồn lọt công quyền, ứng biến khi sơ thất ngay cả trên đường xa… thì không thể nào trách những người phụ nữ ấy. Chuyện một bà tứ tuần có mang với anh tài xế xe hàng, một bà vợ sỹ quan bán chợ trời cặp với anh lính cũ của chồng mình… cũng không có gì bất ngờ khi nó được đưa vào trại”.
Cũng có những người tù cải tạo thương vợ thật lòng viết thư về nói: “Thôi, đời anh như vậy là hết rồi, em nên đi tìm hạnh phúc mới, coi có người bộ đội nào…”.
Điều đó lại chạm vào tự ái của một số người quản giáo duyệt thư, nhiều anh đã kiêu hùng, mắng: “Nhà nước giam giữ các anh không phải nhằm mục đích chia rẽ gia đình, và chúng tôi chiến đấu không phải là để cướp đoạt vợ con của các anh!”.
Có lẽ, nếu có ai mất vợ thì cũng chỉ vì thời thế. Vợ của nhà thơ Tạ Ký đã đi lấy chồng “Việt Cộng” khi ông còn bị giam ở trại T6, Long Khánh, cùng với nhà sử học Tạ Chí Đại Trường và họa sỹ Trịnh Cung.
Trại T6 có một nhà xí hai ngăn nằm ngay rìa đường vào rẫy của dân, sát bờ rào dây kẽm gai. Thời gian đầu, thân nhân chưa được chính thức thăm nuôi, các trại viên T6 có sáng kiến dùng nhà xí để nhận tin gia đình và trò chuyện với người thân mà không bị quản giáo phát hiện. Các trại viên thường thay phiên nhau ra ngồi “trực” ở đó để chờ nhận tin nhắn, nhiều tù nhân đã gặp được người thân, những người cất công đi tìm chồng, tìm con, tìm cha, dù chỉ để nhìn thoáng thấy mặt nhau trong giây lát hay nói thật nhanh một câu báo tin nhà. Họ thường phải lên đấy trước, mượn quần áo làm đồng, cuốc xẻng của những nông dân sống gần trại để ngụy trang và nhờ chính những nông dân này che giấu, men theo hàng rào kẽm gai như những người dân đi làm ruộng tình cờ ngang qua hố xí. Cũng chính nơi đó, những người tù nôn nao ngồi chờ…
Một ngày cận Tết năm 1976, đúng vào phiên “trực hố xí” của họa sỹ Trịnh Cung, ông nhận được tin nhắn: Tạ Ký gặp mẹ lúc 2 giờ trưa nay!”. Trịnh Cung vội báo tin cho Tạ Ký. Khi đó, theo ông Trịnh Cung: “Đó là một tin vui bất ngờ của Tạ Ký vì đã nửa năm chưa được thăm nuôi. Nhưng thông tin mà anh nhận được từ mẹ chỉ là: Vợ con nó lấy thằng Việt cộng rồi. Ở nhà có mẹ lo sắp nhỏ, con yên tâm. Khi được phép, mẹ sẽ đi thăm”. Không riêng Tạ Ký, không ít sỹ quan “Ngụy” từ trại cải tạo, khi đột ngột trở về đã phải đột ngột bước ra khỏi nhà mình, vì “đứa con ngày chia tay còn thơ không còn nhận ra mình, trong khi trong nhà lại treo cái nón cối”.
...
Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra. Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “hai mươi năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.
Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy, thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.
Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa - biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe - buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày1, Thép Đã Tôi Thế Đấy2. Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.
Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam, rồi chứng kiến cũng những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới. Năm 1983, tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy, hai cô em gái của Trần Ngọc Phong3, một người bạn học chung ở trường sỹ quan, hàng tuần mang tới cho tôi bốn, năm cuốn sách. Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù đã kiệt quệ sau tám năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy.
Mùa hè năm 1997, một nhóm phóng viên vì nhiều lý do phải rời khỏi tờ báo Tuổi Trẻ, gồm Đoàn Khắc Xuyên, Đặng Tâm Chánh, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Tuấn Khanh, Huỳnh Thanh Diệu, Huy Đức. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với các đồng nghiệp như Thúy Nga, Minh Hiền, Thế Thanh, Phan Xuân Loan... Thế Thanh lúc ấy cũng vừa bị buộc thôi chức tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành Phố, và cũng như Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Kim Hạnh trước đó, chị không được tiếp tục nghề báo mà mình yêu thích.
Chúng tôi nói rất nhiều về thế sự, về những gì xảy ra trên thế giới và ở đất nước mình. Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Không ai để ý đến câu nói này của Tuấn Khanh, nhưng tôi lại bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách.
Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”4, như “Z30”5 cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ Chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.
Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 - ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế, chính trị học, và xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.
Tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm. Trong vòng ba năm, từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012, tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để viết. Bản thảo cuốn sách đã được gửi tới một số thân hữu và một số nhà sử học, trong đó có năm nhà sử học uy tín của Mỹ chuyên nghiên cứu về Việt Nam. Sau khi sửa chữa, bổ sung, tháng 11-2012, bản thảo hoàn chỉnh đã được gửi đến một số nhà xuất bản trong nước, tuy nhiên, nó đã bị từ chối. Cho dù một số nhà xuất bản tiếng Việt có uy tín tại Mỹ và Pháp đồng ý in, nhưng để lãnh trách nhiệm cá nhân và giữ cho cuốn sách một vị trí khách quan, tác giả quyết định tự mình đưa cuốn sách này đến tay bạn đọc.
Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.
HUY ĐỨC, Sài Gòn – Boston, 2009-2012
Chương I: Ba Mươi Tháng Tư
Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Nhưng, không phải cứ súng ống vứt đi là sẽ có hòa bình.
Đi từ bưng biền
Sáng sớm ngày 30-4-1975, “cánh” của ông Võ Văn Kiệt về tới một khu “đám lá tối trời” thuộc huyện Bình Chánh. Hai mươi hai ngày trước, ông Lê Đức Thọ vào Trung ương Cục, sau đó, công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng thời trao quyết định cử ông Võ Văn Kiệt làm bí thư Đảng ủy Đặc biệt Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, cử ông Lê Đức Anh làm phó bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban Quân quản, và ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đảm trách lực lượng nổi dậy phối hợp với quân chủ lực.
Từ R, căn cứ Trung ương Cục ở huyện Lộc Ninh, ông Kiệt cùng một bộ phận phục vụ gọn, khoảng hai trung đội, chạy xe Honda 67 bọc qua phía Campuchia, tới cửa biên giới Mỏ Vẹt, Long An thì bỏ xe lại, đi bộ. Ông Kiệt không lúc nào rời chiếc radio ba làn sóng hiệu JVC của Nhật. Đài Hà Nội lúc đó gần như liên tục phát Bão Nổi Lên Rồi, một bài hát mà nhịp điệu thì hối hả, lời lẽ thì thôi thúc: “Từ Trị Thiên băng qua Tây Nguyên đi tới bưng biền lòng người bừng bừng, cùng tiến lên thời cơ đã đến rồi”.
Thời cơ đã đến! Anh em phục vụ quan sát thủ trưởng, trong lòng cảm thấy lần này chắc ăn. Nhưng thủ trưởng vẫn im lặng. Ngày 27-4, đoàn vượt qua sông Vàm Cỏ Đông, tới xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, gặp cánh ông Mai Chí Thọ đã về trước ém quân ở đó. Ông Năm Xuân Mai Chí Thọ, phó bí thư Khu uỷ Sài Gòn-Gia Định vào thời điểm đó, là người thông thạo các đầu mối hoạt động nội thành. Hai đoàn bắt đầu nhập lại làm một. Ít ai nghĩ rồi những người đàn ông mặc đồ bà ba đen, đi dép râu, mặt mũi khắc khổ, đang xắn quần lội ruộng đó, chỉ vài ngày nữa sẽ nắm quyền lãnh đạo Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông.
Trích trang 19 (Bản điện tử epub)
...
Việc đưa vào tù hàng trăm nghìn con người đã buông súng hoặc không hề cầm súng, không bằng một bản án của tòa, sau ngày 30-4-1975, và đặc biệt, câu chuyện đưa 1.652 con người trên tàu Việt Nam Thương Tín vào tù được kể lại sau đây, thật khó để nói là may mắn.
Trưa 29-4-1975, Dân biểu Nguyễn Hữu Chung có được một “sự vụ lệnh” do Tổng thống Dương Văn Minh ký cho phép tàu Việt Nam Thương Tín thực hiện chuyến di tản cuối cùng. Sáng 30-4-1975, khi con tàu này ra tới cửa sông, đã bị B40 bắn theo, giết chết nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm Nhật báo Sống. Con tàu Việt Nam Thương Tín và hàng nghìn người nằm đợi ở đảo Guam gần năm tháng. Sự chờ đợi trước một tương lai vô định trong khi vợ con, cha mẹ vẫn đang kẹt lại quê nhà đã khiến cho nhiều người muốn quay lại Việt Nam, nơi mà họ tin là đã bắt đầu thống nhất và chắc chắn có hòa bình.
Một trong số ấy là Đại úy tình báo Võ Tính. Ông Võ Tính được người Mỹ tạo điều kiện đưa toàn bộ gia đình di tản. Tuy nhiên, cha ông nói: “Tao chờ đến ngày đất nước thống nhất, tại sao tao phải đi khi ngày đó gần kề”. Còn cha vợ ông thì khi đó đang mong hai người con trai tập kết từ năm 1954 trở lại. Ông Võ Tính đã định ở lại Việt Nam, nhưng vào những ngày cuối tháng 4-1975, người Mỹ khuyến cáo là sẽ vô cùng nguy hiểm. Ông Tính được đưa ra Phú Quốc và khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông được đưa ra Hạm đội 7 để rồi sau đó tới Guam. Cũng như nhiều người lính khác, Đại úy Võ Tính không chắc có bị “Việt Cộng” trả thù trong khi, từ trong thẳm sâu, ông nhận thấy chỉ có Việt Nam mới là tổ quốc. Không tìm được lý do hợp lý để bỏ nước, bỏ cha mẹ già, người vợ trẻ và 3 đứa con thơ, Đại úy Võ Tính đã tham gia vận động để người Mỹ cho phép những người Việt quay lại Việt Nam bằng con tàu Việt Nam Thương Tín.
Ngày 29-9-1975, sau khi Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nhận được sự đồng ý của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, tàu Việt Nam Thương Tín rời Guam trong một buổi lễ tiễn đưa trang trọng: có những phụ nữ mặc áo dài, chào cờ và được truyền hình Mỹ tường thuật. Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ được ủy nhiệm chỉ huy chuyến trở về của con tàu này.
Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín về đến hải phận Vũng Tàu. Mãi tới hôm sau, hai tàu Hải Quân treo cờ đỏ sao vàng mới chạy ra và dừng lại cách tàu Việt Nam Thương Tín gần 200m. Những người lính Hải quân dùng ống nhòm quan sát rất kỹ và sau mấy giờ, họ hướng dẫn tàu Việt Nam Thương Tín chạy ngược ra phía miền Trung. Những người trở về bắt đầu linh cảm điều gì đó bất thường nhưng họ vẫn còn hy vọng và vẫn còn chờ đợi.
Tới Nha Trang, tàu bị dẫn vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Tất cả mọi người đều bị dồn lên những chiếc xe bít bùng và khi được chở tới Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân đoàn II thì mọi người được lệnh “phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào phòng giam”. Trừ một đứa bé khi ấy 7 tuổi, tất cả đều phải đi tù, người ít nhất 9 tháng, người lâu nhất - Trung tá Trần Đình Trụ - phải ở tù tới 13 năm.
Trích từ trang 68 đến trang 69 (Bản điện tử epub)
...
Bán nhà chưa phải là bi kịch lớn nhất. Theo Đại úy Tạ Chí Đại Trường: “Có những người vợ đã phải đi bán thân. Có những người vợ đã phải sử dụng thế mạnh của đàn bà để kinh doanh, buôn bán. Khi người trụ cột kinh tế là đàn bà, con gái và trẻ em, lại phải tìm cách qua mặt công an, luồn lọt công quyền, ứng biến khi sơ thất ngay cả trên đường xa… thì không thể nào trách những người phụ nữ ấy. Chuyện một bà tứ tuần có mang với anh tài xế xe hàng, một bà vợ sỹ quan bán chợ trời cặp với anh lính cũ của chồng mình… cũng không có gì bất ngờ khi nó được đưa vào trại”.
Cũng có những người tù cải tạo thương vợ thật lòng viết thư về nói: “Thôi, đời anh như vậy là hết rồi, em nên đi tìm hạnh phúc mới, coi có người bộ đội nào…”.
Điều đó lại chạm vào tự ái của một số người quản giáo duyệt thư, nhiều anh đã kiêu hùng, mắng: “Nhà nước giam giữ các anh không phải nhằm mục đích chia rẽ gia đình, và chúng tôi chiến đấu không phải là để cướp đoạt vợ con của các anh!”.
Có lẽ, nếu có ai mất vợ thì cũng chỉ vì thời thế. Vợ của nhà thơ Tạ Ký đã đi lấy chồng “Việt Cộng” khi ông còn bị giam ở trại T6, Long Khánh, cùng với nhà sử học Tạ Chí Đại Trường và họa sỹ Trịnh Cung.
Trại T6 có một nhà xí hai ngăn nằm ngay rìa đường vào rẫy của dân, sát bờ rào dây kẽm gai. Thời gian đầu, thân nhân chưa được chính thức thăm nuôi, các trại viên T6 có sáng kiến dùng nhà xí để nhận tin gia đình và trò chuyện với người thân mà không bị quản giáo phát hiện. Các trại viên thường thay phiên nhau ra ngồi “trực” ở đó để chờ nhận tin nhắn, nhiều tù nhân đã gặp được người thân, những người cất công đi tìm chồng, tìm con, tìm cha, dù chỉ để nhìn thoáng thấy mặt nhau trong giây lát hay nói thật nhanh một câu báo tin nhà. Họ thường phải lên đấy trước, mượn quần áo làm đồng, cuốc xẻng của những nông dân sống gần trại để ngụy trang và nhờ chính những nông dân này che giấu, men theo hàng rào kẽm gai như những người dân đi làm ruộng tình cờ ngang qua hố xí. Cũng chính nơi đó, những người tù nôn nao ngồi chờ…
Một ngày cận Tết năm 1976, đúng vào phiên “trực hố xí” của họa sỹ Trịnh Cung, ông nhận được tin nhắn: Tạ Ký gặp mẹ lúc 2 giờ trưa nay!”. Trịnh Cung vội báo tin cho Tạ Ký. Khi đó, theo ông Trịnh Cung: “Đó là một tin vui bất ngờ của Tạ Ký vì đã nửa năm chưa được thăm nuôi. Nhưng thông tin mà anh nhận được từ mẹ chỉ là: Vợ con nó lấy thằng Việt cộng rồi. Ở nhà có mẹ lo sắp nhỏ, con yên tâm. Khi được phép, mẹ sẽ đi thăm”. Không riêng Tạ Ký, không ít sỹ quan “Ngụy” từ trại cải tạo, khi đột ngột trở về đã phải đột ngột bước ra khỏi nhà mình, vì “đứa con ngày chia tay còn thơ không còn nhận ra mình, trong khi trong nhà lại treo cái nón cối”.
Trích từ trang 74 đến trang 75 (Bản điện tử epub)
...
--------------------
Download Bên thắng cuộc: (PDF version)
BÊN THẮNG CUỘC (P. 1 - GIẢI PHÓNG) Mediafire
Download: (mobi/prc/epub version) Mediafire
BÊN THẮNG CUỘC (P. 2 - QUYỀN BÍNH) Mediafire
Unrar pass:"ton-trong-tac-quyen-2012"
Visit: http://www.smashwords.com/books/view/263208 to purchase this book to continue reading. Show the author you appreciate their work!
.
62 comments:
cho pass đi bạn ơi
Mình download không được. Mediafire báo lỗi rồi chủ blog ơi. Có thể cho xin lại link hoặc qua email được không?
Xin cảm ơn rất nhiều.
tai ve duoc nhung giai nen no bao sai password/
link mediafire lỗi không down được. Anh (chị) có thể fix link hoặc gửi qua email cho mình được không?
Cảm ơn nhiều.
Mail: nguoianhem83@yahoo.com
anh ( chị) có thể gửi cho mình ebook qua email: foxxcais2004@gmail.com được không ạ? mình rất muốn đọc cuốn sách này!
xin cám ơn
Tai sao lai an cap sach cua nguoi ta, con lai lay password la "ton-trong-tac-quyen_2012"..
Van hoa la vay sao ?
Duong limk down cham qua ban ui
không đọc thấy các phần sau của những cuốn sách, thưa bạn!
Cho mình xin qua email nha: jbtuan@yahoo.com
mail của mình là: ducnguyendinh24@gmail.com. Mình rất tôn trọng bản quyền, nhưng mình không đủ điều kiện để mua tại amazon. mong ad hoặc mem nào có thể share lại, cám ơn và xin hứa sẽ không truyền bá. giống như lời tâm sự của bác Huy Đức đã viết trên Face.
Mi`nh cu~ng va^.y
:)
tác giả trang blog cố ý để cho chúng ta thấy hàng chữ tôn trọng tác quyền để cảnh tỉnh chúng ta, có người không đủ tiền để mua sách, có người ko biết mua bằng cách nào. Chúng ta hãy tìm cách mua sách để bác Huy Đức còn có nguồn tài trợ viết tiếp cho chúng ta đọc chứ!
chủ blog cho mình xin một bản nhé, cả nhà mình đều hâm mộ bác huy đức từ lâu nên rất mong muốn được đọc tác phẩm này. Xin hứa sẽ tôn trọng bản quyền. Email mình là : hieuiph@gmail.com. Cảm ơn chủ blog
Ad cho mình một bản nha, mail của mình là khoabui811@gmail.com
he he, anh pvhai này đểu thật.... nhưng làm đúng! mong mọi người hãy mua sách, đừng có copy chùa nữa, làm ơn đi mà.
xin ca?m o*n to^i dda~ nha^.n sa'ch pdf.
minh ko so huu card credit hoac tai khaon paypal de mua duoc sach , xin gui cho minh 1 ban maxishoes@gmail.com . minh rat muon doc cuon sach nay cam on ban truoc nhieu . hi vong se nhan duoc sach
mình muốn nghiên cứu kĩ hơn về các vấn đề mang tính lịch sử, bạn có thể gửi file cho mình được không, cảm ơn bạn rất nhiều nếu bạn giúp được.
distant_land_king@yahoo.com
Download o day: ********
Xin bạn gửi file "bên thắng cuộc" theo địa chỉ:
dotrinh45@gmail.com.
Xin cám ơn.
cho mình với :phamhoang04@yahoo.se
cám ơn
Xem ở đây các bạn nhé http://bodoilambao.wordpress.com/category/suy-ngam/ben-thang-cuoc/
Minh thich Ben thang cuoc qua ! Nhung that su tai chinh Minh qua kho khan , ban nao co gui cho Minh xem voi . Email: muamuaha.mt0606@gmail.com
Xin cam on nhieu !
cho minh xin ebook "Ben thang cuoc" dia chi email cua minh la lienkhuongquang@yahoo.com.vn
cho minh 2 cuốn sách ebook luon ha, tatfoods@gmail.com
mình ở VN,ko có paypal và credit.bạn có thể cho mình xin file pdf đến địa chỉ cuongvpp@gmail.com
mình hứa sẽ ko truyền bá.tks bạn
ở cái còm phía trên cách đây 5 còm có đường linh đẻ đọc sách kìa các bạn- chủ blog có phải tác giả sách đâu mà sin nó làm giề
cho minh voi, cam on bac
robertbaggio423@gmail.com
người nghèo thông tin về đất nước của mình sẽ ca ngợi BÊNTHẮNGCUỘC-mà không biết HUY ĐỨC là 1 HUỲNH BÁ THÀNH ở giữa mình !
Bạn có thể giúp mình đọc ( khỏi phải mua ) BÊN THẮNG CUỘC (P. 2 - QUYỀN BÍNH) không ?
Thành thật cảm ơm
Nguyễn Hương
( Email: tramhuong1955@gmail.com )
miềng mới lướt qua mấy dòng giới thiệu này thôi <mong Huy đức viết thêm về :"bên thua cuộc trước 30-4-1975" bà vì sao ?hoặc giới thiệu ấn phẩm nào mà "bên thua cuộc "nhìn nhận một cách khách quan,đành rằng dân tộc mình cội nguồn là vùng lúa nước nhưng cũng không hiếm các tinh hoa -thời nào cũng có .mong rằng trong thời đại hiện nay dân mình khẳng định được mình hơn sánh cùng các dân tộc trên thế giới trong môi trường hòa bình và phồn thịnh !xin cảm ơn ..
MIỀN NÕ BIẾT CHỈ MÔ MÀ HỎI...RỨA NỢ
Rat buon voi nhung ban doc chi thich download free! Huy Duc da bo nhieu cong suc de viet. Hay vui long mua ban chinh de ton trong tac gia va ton trong voi chinh minh.
Nên mua sách để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Khong ai phu nhan cac thong tin ma Tac Gia Huy Duc dua ra trong Tac Pham Ben Thang Cuoc da dong gop nhieu cho viec tim hieu tinh hinh VN tu sau nam 1975.
- Tuy nhien nguoi doc cung nen than trong de suy nghi va tim hieu cac van de nhu:
- Huy Duc la ai? ma co the tiep can duoc cac cap Lanh Dao Dang CS VN va cac chinh tri gia My.
- Huy Duc la Si Quan Hoa Hoc cong tac tai Cam Puchia???? Dang Vien dang CS?
- Huy Duc tu gioi thieu la nguyen tac cua Ong la Pushing the limits but not crossing the line??? Vay thi viec dua cac thong tin torgn cuon Ben Thang Cuoc chi la pushing the limits - Ong ta khong he muon crossing the line (nhu qui Ong Bui Tin, Vu Thu Hien....)
- Huy Duc tuyen bo la se ve lai VN sau khi het thoi gian nghien cuu tai Boston: Toi tin la nha cam quyen o VN se khong cho phep Ong ta ve dau - Ma neu Ong ta ve thi dieu do co nghia la Ong ta da duoc nha Cam Quyen VN cho phep di......????
- Huy Duc dang nhan tai tro cua My (CT Nieman) voi so tien 60,000 mot nam?? Vay thi viec xuat ban Tac Pham nay de thu loi nhuan co hop ly va hop phap khong?
Chung ta deu muon tim su thuc - Nhung chung ta cung phai hieu la kho ma co 1 Su Thuc tuyet doi - Do do khi doc cac tai lieu nhu Ben Thang Cuoc (cung nhu nhieu tac pham khac nua) - Chung ta nen tinh tao va suy nghi de tim ra nhung gi ma moinguoi chung ta cho la dung nhat (mot cach chu quan).
Vai hang chia se voi qui vi. Tran trong.
Vào đây đọc quyển 1 :www.mediafire.com/view/?92s1tbo2gqd2zaj
Cám ơn anh rất nhiều. trân trọng những đóng góp của anh và tác giả. vì điều kiện không thể mua sách bản quyền được.mong thông cảm. mong mọi sự tốt lành với các anh.
Lich sử việt nam cũng trải qua 4000 năm rồi , dân Việt cũng có điều đáng thấy rồi .quá khứ là kinh nghiệm .hiện tại là thời cơ .tương lai ở tuổi trẻ cụ Bùi Băng Đoàn nhân sĩ thời phong kiến ,Ông Nguyễn cao Kỳ nguyên thủ thời VN cộng hòa vậy họ không hiểu thế sự chăng ,không vì nước chăng ?Hay kiểu như ông Bùi Tin ... mới là yêu nước kiểu Ngụy Diên bên Tàu xưa ?có những ngòi bút "chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm ..nhưng co những ngòi bút ..?
"Bên thắng cuộc" ra đời như là một sứ mệnh lịch sử được trao cho tác giả Huy Đức để giúp mọi người dân Việt Nam biết sự thật những gì đã diễn ra nhưng hàng chục năm qua bị nhà cầm quyền cố tình bưng bít, che dậy và lừa dối.
Cuốn sách cần được phổ biến thật rộng rãi, bằng nhiều hình thức để mọi người dân có thể đọc được. Khi đó hiệu ứng sẽ vô cùng to lớn.
Đã có quyển 2 "Quyền bính" chưa các bạn? Nếu có thì tìm đownload ở đâu?
Đọc ở đây:http://cuongde.org/index.php/forum/25-tho-van/2127-huy-duc-ben-thang-cuoc-cuon-i-giai-phong
Anh có thể cho em xin phần II của Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính không ạh? Em đọc ebook trước, đến khi ra bản in thì nhất định sẽ mua 1 cuốn. Giờ thèm sách quá không biết phải làm thế nào, hic.
Gửi giùm em email anh nhé: tieuphonglinh610@gmail.com
Em cảm ơn nhiều ạ :)
"Phê bình Sách BÊN THẮNG CUỘC- HUY ÐỨC- Tích cực và Tiêu cực của tác phẩm trong công cuộc giành Tự do-Dân chủ-Nhân Quyền cho Việt Nam" do Nv TrầnPhongVũ-Gs LuuTrungKhảo-Ts LêMinhNguyên là Diễn giả. Bắt đầu 7:00 PM Cali-Thứ Bảy Janvier 19-2013 trên DD TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VN và DD Chinh Nghia VietNamCongHoa hệ thống Paltalk toàn cầu.Trân trọng Thông báo và Kính mời
Nếu Tác giả Huy Ðưc chưa bao giờ hay chưa biết cách vào Paltalk để theo dõi buổi nói chuyện live..Xin vui lòng email về địa chỉ tamancnvnch@gmail.com
số phone của Tác giả Huy Ðức sẽ có người hướng dẫn.
Tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức hiện đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của đồng bào trong và ngoài nước, với những kẻ bênh người chống.Để có một cái nhìn quân bình về nội dung tác phẩm này, ngõ hấu góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh cho NhânQuyền và TựDo, DD TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VN và DD Chinh Nghia VietNamCongHoa trân trọng mời quý vị và quý bạn tham gia cuộc trao đổi giữa Nhà văn TrầnPhongVũ, Gíao sư LưuTrungKhảo và Tiến sĩ LêMinhNguyên bắt đầu 7:00 PM Cali-Thứ Bảy 19-01-2013
Dưới danh nghĩa "yêu nước -thương dân -tổ quốc thì từ _Trần Hưng đạo_Trần ích tắc _lê lợi Lê chiêu thống ... BÙI Bằng Đoàn _Bùi tín ai cũng đưa ra lý lẽ của mình để lôi kéo "....những người vì nhiệt huyết -những kẻ vì miếng ăn Bao máu xương -mồ hôi -bao thế hệ của dân lành ,rồi có những người xót xa để thấy mà vươn lên ,còn có những kẻ nhìn lịch sử như một cuộc chơi bới lông tìm vết phán xét đủ điều như minh trên tất cả ,như mình mới tỏ tường đâu là chân lý?...
Trình độ và khả năng của đội ngũ 'dư luận viên' chỉ có thế thôi à? Kém quá làm sao mà thuyết phục dân chúng được?
http://ge.tt/8x8RHkV/v/0?c
http://tinyurl.com/cachlamgiau
Da muon qua roi!ca 2 phia nen noi su that voi nhau nhu ban Huy Duc vay, do moi mong nuoc ta con ton tai va moi kha len duoc,cu the la " Ben Thua Tran" thoi han hoc con "Ben Thang Tran" dep kieu kang,ngu dot di va sang mat ra nhin quanh the gioi moi thay minh the nao(khong giong ai)
tien thue VAT 10% dan vietnam dong khong du nuoi quan tham Tap doan vinashin, vinaline va quan doi... phai thu tien phat xe khong chinh chu, tang gia xang, dien lien tuc...
Wikileak : kinh te vietnam se con am dam trong nhieu nam do doc quyen tham nhung hon 60 ty do
http://tinypaste.net/y8SSgjS6
http://ge.tt/9l54HRa/v/0?c
ban epub
http://tinyurl.com/huyduc2epub
Nan tham nhung o vietnam van con tran lan neu van con "độc đảng"
Trung quoc quay qua, khong biet Bo Ch Tri va military o dau. An nhieu qua hoa nhu nhuoc chang?
Me oi, 3 trieu dang vien tham nhung den 60 ty do. Kinh qua. Neu so luong dang vien tang tung nam thi dat nuoc nay ra sao ???
Doi ten nuoc VN bao hieu nuoc XHCN cuoi cung dang dan sup do.
tron bo cuon ben thang cuoc
tinyurl.com/huyduc1 ; tinyurl.com/huyduc2
http://tinyurl.com/huyducvol1
Chuan bi doi tien, doi the dang vvvvv
Noi got cha toi co vo hai ///http://nguyentrongtao.vnweblogs.com/post/1890/170465
http://tinyurl.com/binhluanthoicuoc
Post a Comment
Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!