Vì sao phi công Việt Nam có thành tích Flying Aces cao?

Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, có đến 16 phi công Bắc Việt đạt danh hiệu Flying Ace (hoặc Fighter Ace - có thành tích bắn hạ từ 5 máy bay đối phương trở lên trong các cuộc không chiến). Trong khi đó, phía Không lực Hoa kỳ (USAF) chỉ có 5 phi công đạt danh hiệu này.

Trước hết, phần nào hãnh diện vì dân Việt có kỹ năng bay không hề thua kém các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, cũng thẳng thắn nhìn nhận các thực tế khách quan của sự việc này:

- Thứ nhất, đó là sự chênh lệch về tỷ lệ giữa quân số và thời gian tham chiến. Năm 1965, Không quân Nhân dân Việt Nam (VPAF) có 36 chiến đấu cơ MiG-17 Fresco cùng với lượng phi công tương ứng. Số lượng MiGs được gia tăng lên 180 chiếc và 72 phi công vào năm 1968. Từng ấy con người đương đầu với khoảng chừng:
  • 400 chiếc F-4 Phantom của các Không đoàn số 8, 35, và 366;
  • 140 chiếc F-105 Thunderchief của các Không đoàn số 355 và 388;
  • 100 chiến đấu cơ của Hải quân Hoa kỳ (USN) gồm các loại F-8, A-4 và F-4
  • Cộng thêm các loại máy bay "cừu non" khác là EB-6Bs chuyên gây nhiễu loạn radar, HH-53s chuyên giải cứu phi công...
Tỷ lệ chênh lệch như vậy cho thấy tần suất tham chiến của các phi công Bắc Việt cao hơn nhiều, họ bay cho đến khi chết thì thôi ("flew till they died"). Trong khi đó, các phi công Mỹ sẽ trở về hậu phương hoặc luân chuyển công tác sau khi tham gia được 100 phi vụ chiến đấu.

Ba phi công đứng đầu danh sách: Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Đức Soát


- Thứ hai, USAF đã không thực hiện các cuộc oanh kích vào những căn cứ radar và các Trung tâm chỉ huy mặt đất (họ lo ngại việc đó có thể giết chết các cố vấn Liên Xô và Trung Quốc). Vì thế, các chiến đấu cơ MiG thực hiện nhiệm vụ đánh chặn với sự chỉ dẫn tuyệt vời từ các trung tâm radar mặt đất. Phi công Bắc Việt thường sử dụng chiến thuật cho các tốp MiG-17 Fresco đi đầu, theo sau là các phi đội MiG-21 Fishbed phối hợp tìm diệt. Ngoài ra, còn kể đến những sai lầm trong chiến thuật của phía USAF dẫn đến tổn thất lớn cho các oanh tạc cơ của họ. Chẳng hạn, trong những phi vụ cuối năm 1966, các phi đội ném bom F-105 đã thường xuyên sử dụng cùng một hướng tấn công, với cùng hiệu lệnh liên lạc không thay đổi. Bắc Việt khai thác tối đa sai lầm đó, và rất nhiều lần F-105 phải đương đầu với các chiến đấu cơ MiG khi còn chưa gặp được các phi đội hộ tống F-4. Trong tháng 12/1966 các phi công MiG-21 thuộc Không đoàn 921 (VPAF) đã bắn hạ 14 chiếc F-105 mà không chịu một tổn thất nào!

- Cuối cùng, là các số liệu báo cáo chưa thật chính xác, có thể do trùng lặp (hai hoặc nhiều người cùng đánh trúng 1 một mục tiêu), hoặc có thể do tính cường điệu (thuật ngữ bây giờ gọi là "bệnh thành tích"). Bảng danh sách sau liệt kê thành tích của 16 phi công VPAF đạt danh hiệu Flying Ace. Con số đứng trước là do họ tuyên bố, con số trong ngoặc chỉ số mục tiêu tổn thất được xác nhận bởi phía USAF, kèm theo là chủng loại các máy bay bị bắn hạ:



Báo đài đang rầm rộ kỷ niệm 40 chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không", trên TV có chiếu phóng sự Thiếu tướng Phạm Tuân kể lại chiến tích bắn hạ siêu pháo đài bay B-52 Stratofortress bằng một hỏa tiễn không-đối-không phóng đi từ chiếc MIG-21 Fishbed. Bên phía USAF xác nhận vào thời điểm đó (26/12/1972) tại vị trí ấy, có chiếc B-52D bị trúng SAM-2 và rơi mà thôi. Có thể là chiếc B-52D này cùng lúc bị dính SAM-2 và hỏa tiễn R-3S của bác Tuân ;)
.

◄◄ Home

0 comments:

Post a Comment

Lời nói không mất tiền mua.
Làm ơn comment theo tinh thần tôn trọng sự thật và tự trọng bản thân!